Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Phồng Văn Tôm trong 06:19:40 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=20107



Tiêu đề: Bài tập điện XC
Gửi bởi: Phồng Văn Tôm trong 06:19:40 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2014
Nhờ các thầy và các bạn giúp em mấy bài này

Bài 1. Đoạn mạch XC với điện áp 2 đầu mạch ổn định, có RLC (L thuần cảm) mắc nối tiếp.Điện áp 2 đầu mạch lệch pha [tex]\varphi[/tex] so với cường độ dòng điện trong mạch. Ở thời điểm t, điện áp tức thời ở 2 đầu mạch chứa LC là [tex]u_{LC}[/tex] và điện áp tức thời ở 2 đầu điện trở R là [tex]u_{R}[/tex]. Biểu thức điện áp cực đại ở 2 đầu điện trở R là?

A. [tex]U_{0R}^{2}=(u_{LC})^2 +(\frac{u_{R}}{\tan \varphi })^2[/tex]

B. [tex]U_{0R}=u_{LC}\cos \varphi +u_{R}\sin \varphi[/tex]

C. [tex]U_{0R}^{2}=u_{R}^2 +(\frac{u_{LC}}{\tan \varphi })^2[/tex]

D. [tex]U_{0R}=u_{LC}\sin \varphi +u_{R}\cos \varphi[/tex]

Bài 2. Lần lượt đặt các điện áp XC [tex]u_{1}=U\sqrt{2}\cos (120\pi t+\varphi _{1})[/tex]; [tex]u_{2}=U\sqrt{2}\cos (120\pi t+\varphi _{2})[/tex]; [tex]u_{3}=U\sqrt{2}\cos (110\pi t+\varphi _{3})[/tex] vào 2 đầu mạch gồm R, L thuần, C nối tiếp thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch có biểu thức tương ứng là: [tex]i_{1}=I\sqrt{2}\cos 100\pi t[/tex]; [tex]i_{2}=I\sqrt{2}\cos (120\pi t+\frac{2\pi }{3})[/tex]; [tex]i_{3}=I'\sqrt{2}\cos (110\pi t-\frac{2\pi }{3})[/tex]. So sánh [tex]I[/tex] và [tex]I'[/tex], ta có:

A. [tex]I=I'\sqrt{2}[/tex]

B. [tex]I<I'[/tex]

C. [tex]I>I'[/tex]

D. [tex]I=I'[/tex]

Bài này em cứ thấy điêu điêu kiểu gì ấy, [tex]\omega[/tex] của [tex]u_{1}[/tex] khác [tex]\omega[/tex] của [tex]i_{1}[/tex]???  :.)) :.)) :.))
Em nghĩ câu 2 sai đề, nhưng e cũng không biết phải sửa thế nào, sửa [tex]\omega[/tex] của [tex]u_{1}[/tex] hay [tex]i_{1}[/tex]???  :D

Bài 3. Khi đặt vào 2 đầu cuộn dây 1 hiệu điện thế không đổi có độ lớn [tex]U[/tex] hoặc 1 điện áp XC có giá trị cực đại là [tex]2U[/tex] thì công suất tiêu thụ trên cuộn dây là như nhau. Tỉ số giữa điện trở thuần và cảm kháng của cuộn dây bẳng?

A. [tex]\sqrt{2}[/tex]

B. [tex]1[/tex]

C. [tex]\sqrt{3}[/tex]

D. [tex]\frac{1}{\sqrt{3}}[/tex]

Bài 4. Cuộn sơ cấp của máy biến áp được mắc vào mạng điện XC có điện áp hiệu dụng không đổi [tex]100(V)[/tex]. Nếu giảm số vòng dây của cuộn SC đi [tex]100[/tex] vòng thì điện áp hiệu dụng 2 đầu cuộn TC là [tex]400(V)[/tex]. Nếu từ trạng thái ban đầu, tăng số vòng dây ở cuộn SC thêm [tex]200[/tex] vòng thì điện áp hiệu dụng 2 đầu cuộn TC là [tex]100(V)[/tex]. Xác định điện áp hiệu dụng ban đầu của cuộn thứ cấp

A. [tex]100(V)[/tex]

B. [tex]200(V)[/tex]

C. [tex]400(V)[/tex]

D. [tex]300(V)[/tex]









Tiêu đề: Trả lời: Bài tập điện XC
Gửi bởi: Điền Quang trong 08:19:19 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2014
Bài 2. Lần lượt đặt các điện áp XC [tex]u_{1}=U\sqrt{2}\cos (120\pi t+\varphi _{1})[/tex]; [tex]u_{2}=U\sqrt{2}\cos (120\pi t+\varphi _{2})[/tex]; [tex]u_{3}=U\sqrt{2}\cos (110\pi t+\varphi _{3})[/tex] vào 2 đầu mạch gồm R, L thuần, C nối tiếp thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch có biểu thức tương ứng là: [tex]i_{1}=I\sqrt{2}\cos 100\pi t[/tex]; [tex]i_{2}=I\sqrt{2}\cos (120\pi t+\frac{2\pi }{3})[/tex]; [tex]i_{3}=I'\sqrt{2}\cos (110\pi t-\frac{2\pi }{3})[/tex]. So sánh [tex]I[/tex] và [tex]I'[/tex], ta có:

A. [tex]I=I'\sqrt{2}[/tex]

B. [tex]I<I'[/tex]

C. [tex]I>I'[/tex]

D. [tex]I=I'[/tex]


Câu này là của đề đại học 2011, em xem đề chính thức và bài giải của thầy Phùng Nhật Anh:


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập điện XC
Gửi bởi: Điền Quang trong 08:29:22 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2014
Nhờ các thầy và các bạn giúp em mấy bài này

Bài 1. Đoạn mạch XC với điện áp 2 đầu mạch ổn định, có RLC (L thuần cảm) mắc nối tiếp.Điện áp 2 đầu mạch lệch pha [tex]\varphi[/tex] so với cường độ dòng điện trong mạch. Ở thời điểm t, điện áp tức thời ở 2 đầu mạch chứa LC là [tex]u_{LC}[/tex] và điện áp tức thời ở 2 đầu điện trở R là [tex]u_{R}[/tex]. Biểu thức điện áp cực đại ở 2 đầu điện trở R là?

A. [tex]U_{0R}^{2}=(u_{LC})^2 +(\frac{u_{R}}{\tan \varphi })^2[/tex]

B. [tex]U_{0R}=u_{LC}\cos \varphi +u_{R}\sin \varphi[/tex]

C. [tex]U_{0R}^{2}=u_{R}^2 +(\frac{u_{LC}}{\tan \varphi })^2[/tex]

D. [tex]U_{0R}=u_{LC}\sin \varphi +u_{R}\cos \varphi[/tex]


Ta có: [tex]u_{R}[/tex] vuông pha với [tex]u_{LC}[/tex]
[tex]\left< \frac{u_{R}}{U_{0R}}\right>^{2} + \left< \frac{u_{LC}}{U_{0LC}}\right>^{2}=1[/tex]
[tex]\Rightarrow u_{R}^{2} + \left< \frac{u_{LC}.U_{0R}}{U_{0LC}}\right>^{2}=U_{0R}^{2}[/tex]
[tex]\Leftrightarrow u_{R}^{2} + \left< \frac{u_{LC}.}{\frac{U_{0LC}}{U_{0R}}}\right>^{2}=U_{0R}^{2}[/tex]
[tex]\Leftrightarrow u_{R}^{2} +\left<\frac{u_{LC}}{tan \varphi } \right>^{2}=U_{0R}^{2}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập điện XC
Gửi bởi: Quang Dương trong 07:12:00 am Ngày 25 Tháng Tư, 2014
Nhờ các thầy và các bạn giúp em mấy bài này
Bài 3. Khi đặt vào 2 đầu cuộn dây 1 hiệu điện thế không đổi có độ lớn [tex]U[/tex] hoặc 1 điện áp XC có giá trị cực đại là [tex]2U[/tex] thì công suất tiêu thụ trên cuộn dây là như nhau. Tỉ số giữa điện trở thuần và cảm kháng của cuộn dây bẳng?

A. [tex]\sqrt{2}[/tex]

B. [tex]1[/tex]

C. [tex]\sqrt{3}[/tex]

D. [tex]\frac{1}{\sqrt{3}}[/tex]



Công suất của dòng không đổi : [tex]P = \frac{U ^{2}}{R}[/tex]

Công suất của dòng xoay chiều : [tex]P = \frac{4 U ^{2}}{R}cos^{2} \varphi[/tex]

Từ đó ta có [tex]cos \varphi = \frac{1}{2} \Rightarrow tan\varphi = \frac{Z_{L}}{R} = \sqrt{3}[/tex]




Tiêu đề: Trả lời: Bài tập điện XC
Gửi bởi: Quang Dương trong 07:42:02 am Ngày 25 Tháng Tư, 2014
Nhờ các thầy và các bạn giúp em mấy bài này

Bài 4. Cuộn sơ cấp của máy biến áp được mắc vào mạng điện XC có điện áp hiệu dụng không đổi [tex]100(V)[/tex]. Nếu giảm số vòng dây của cuộn SC đi [tex]100[/tex] vòng thì điện áp hiệu dụng 2 đầu cuộn TC là [tex]400(V)[/tex]. Nếu từ trạng thái ban đầu, tăng số vòng dây ở cuộn SC thêm [tex]200[/tex] vòng thì điện áp hiệu dụng 2 đầu cuộn TC là [tex]100(V)[/tex]. Xác định điện áp hiệu dụng ban đầu của cuộn thứ cấp

A. [tex]100(V)[/tex]

B. [tex]200(V)[/tex]

C. [tex]400(V)[/tex]

D. [tex]300(V)[/tex]



Ta luôn có : [tex]N _{1} = \frac{U _{1} N_{2}}{U_{2}}[/tex]

Khi giảm số vòng dây ta có : [tex]N' _{1} = \frac{U _{1} N_{2}}{U'_{2}}[/tex]

Trừ vế với vế ta được : [tex]100 = U _{1} N_{2} \left( \frac{1}{U_{2}} - \frac{1}{400} \right)[/tex]

Tưong tự khi tăng số vòng dây ta có : [tex]200 = U _{1} N_{2} \left( \frac{1}{100} - \frac{1}{U _{2}} \right)[/tex]

Lập tỉ số ta tính được U 2 = 200 V .

Giả thiết cho thừa U 1 = 100 V