Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: congvinh667 trong 11:05:32 pm Ngày 17 Tháng Tư, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=20026



Tiêu đề: Bài tập về con lắc đơn mang điện tích
Gửi bởi: congvinh667 trong 11:05:32 pm Ngày 17 Tháng Tư, 2014
Có ba con lắc cùng chiều dài dây treo, cùng khối lượng. Con lắc thứ nhất và thứ hai mang điện tích, con thứ ba ko mang điện tích, 3 con lắc cùng dao động trong một điện trường thẳng đứng [tex]T_{1}=\frac{1}{3}T_{3}; T_{2}=\frac{2}{3}T_{3}[/tex], biết [tex]q_{1}+q_{2}=7,4.10^{-8}[/tex]
Tính q1
A. [tex]10^{-8}[/tex]
B. 6,4. [tex]10^{-8}[/tex]
C. 6,8.[tex]10^{-7}[/tex]
D. -5,6.[tex]10^{-8}[/tex]

Bài này mọi người xem giúp em với ạ, đầu tiên tính tỉ số các chu kì ra, xong đấy tính tỉ số các gia tốc biểu kiến, nhưng mà [tex]q_{1}+q_{2}=7,4.10^{-8}[/tex], em không biết xử lý thế nào để tìm ra đáp án


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập về con lắc đơn mang điện tích
Gửi bởi: congvinh667 trong 09:22:35 pm Ngày 18 Tháng Tư, 2014
Ai xem giúp em bài này với ạ, em biến đổi mãi mà vẫn không ra, tức quá đi mất


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập về con lắc đơn mang điện tích
Gửi bởi: Điền Quang trong 05:55:14 am Ngày 19 Tháng Tư, 2014
Có ba con lắc cùng chiều dài dây treo, cùng khối lượng. Con lắc thứ nhất và thứ hai mang điện tích, con thứ ba ko mang điện tích, 3 con lắc cùng dao động trong một điện trường thẳng đứng [tex]T_{1}=\frac{1}{3}T_{3}; T_{2}=\frac{2}{3}T_{3}[/tex], biết [tex]q_{1}+q_{2}=7,4.10^{-8}[/tex]
Tính q1
A. [tex]10^{-8}[/tex]
B. 6,4. [tex]10^{-8}[/tex]
C. 6,8.[tex]10^{-7}[/tex]
D. -5,6.[tex]10^{-8}[/tex]

Bài này mọi người xem giúp em với ạ, đầu tiên tính tỉ số các chu kì ra, xong đấy tính tỉ số các gia tốc biểu kiến, nhưng mà [tex]q_{1}+q_{2}=7,4.10^{-8}[/tex], em không biết xử lý thế nào để tìm ra đáp án

Vì điện trường thẳng đứng, và theo giả thiết đề bài chỉ có con lắc 1, 2 mang điện nên chu kỳ được tính bởi:

[tex]T_{1}= 2\pi \sqrt{\frac{l}{g+ \frac{q_{1}.E}{m}}}; T_{2}= 2\pi \sqrt{\frac{l}{g+ \frac{q_{2}.E}{m}}}; T_{3}= 2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}[/tex]

Mà [tex]T_{1} = \frac{1}{3}T_{3} \Rightarrow g+ \frac{q_{1}.E}{m} = 9g \Rightarrow \frac{q_{1}.E}{m} = 8g\: (1)[/tex]

Tương tự: [tex]T_{2} = \frac{2}{3}T_{3} \Rightarrow 4. \left< g+ \frac{q_{2}.E}{m}\right> = 9g \Rightarrow \frac{q_{2}.E}{m} = \frac{5}{4}g\: (2)[/tex]

Lấy (1) chia (2): [tex]\Rightarrow \frac{q_{1}}{q_{2}}= \frac{32}{5}[/tex]

Còn lại em giải tiếp.