Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: jannuazai trong 10:00:24 pm Ngày 17 Tháng Tư, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=20025



Tiêu đề: Điện xoay chiều
Gửi bởi: jannuazai trong 10:00:24 pm Ngày 17 Tháng Tư, 2014
Đoạn mạch AB chứa lần lượt R= 50 ôm, cuộn dây có điện trở, tụ Zc = 50 ôm. M là điểm giữa cuộn dây và tụ. Cho một điện áp mắc vào hai đầu đoạn AM thì dòng điện có biểu thức i = 2[tex]cos(100\pi t + \frac{\pi }{3})[/tex] còn nếu mắc điện áp trên vào hai đầu AB thì i =[tex]cos(100\pi t - \frac{\pi }{6})[/tex]. Tính Zl




Thầy cô và các bạn giúp em với.


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 10:28:34 am Ngày 18 Tháng Tư, 2014
Đoạn mạch AB chứa lần lượt R= 50 ôm, cuộn dây có điện trở, tụ Zc = 50 ôm. M là điểm giữa cuộn dây và tụ. Cho một điện áp mắc vào hai đầu đoạn AM thì dòng điện có biểu thức i = 2[tex]cos(100\pi t + \frac{\pi }{3})[/tex] còn nếu mắc điện áp trên vào hai đầu AB thì i =[tex]cos(100\pi t - \frac{\pi }{6})[/tex]. Tính Zl
Thầy cô và các bạn giúp em với.

Cường độ dòng điện trong hai trường hợp vuông pha nhau => [tex]tan\varphi _1.\left|tan\varphi _2 \right|=1[/tex]  (1)

Và [tex]I_0_1=2I_0_2=>Z_1=0,5.Z_2[/tex]  (2)

Từ (1), (2) => ZL



Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều
Gửi bởi: mtm trong 01:46:42 pm Ngày 18 Tháng Tư, 2014
Zl có phải = 100 ôm ko ạ ?


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều
Gửi bởi: jannuazai trong 10:02:09 pm Ngày 18 Tháng Tư, 2014
Zl có phải = 100 ôm ko ạ ?

Đúng rồi, nhưng như thế nào vậy. Cách của thầy Đạt không ra 100


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều
Gửi bởi: Điền Quang trong 06:27:07 pm Ngày 19 Tháng Tư, 2014
Đoạn mạch AB chứa lần lượt R= 50 ôm, cuộn dây có điện trở, tụ Zc = 50 ôm. M là điểm giữa cuộn dây và tụ. Cho một điện áp mắc vào hai đầu đoạn AM thì dòng điện có biểu thức i = 2[tex]cos(100\pi t + \frac{\pi }{3})[/tex] còn nếu mắc điện áp trên vào hai đầu AB thì i =[tex]cos(100\pi t - \frac{\pi }{6})[/tex]. Tính Zl

Thầy cô và các bạn giúp em với.

Mạch điện theo thứ tự là R nt (L, r) nt C. Điểm M giữa cuộn dây và C.
Hai dòng điện vuông pha nên: [tex]tan\varphi _{1}.tan\varphi _{2}=-1\Leftrightarrow \frac{Z_{L}}{R+r}.\frac{\left( Z_{L}-Z_{C}\right)}{R+r}= -1\Rightarrow \left(R+r \right)^{2} = -Z_{L}.\left(Z_{L}-Z_{C} \right)[/tex] (1)
Mà:
[tex]I_{01} = 2I_{02} \Rightarrow Z_{2} = 2Z_{1}\Rightarrow \left(R+r \right)^{2} + \left(Z_{L}-Z_{C} \right)^{2} = 4. \left<\left(R+r \right)^{2} + Z_{L}^{2} \right>[/tex] (2)
Khai triển rồi rút gọn (2) lại, sau đó thế (1) vào giải được: [tex]Z_{L} = 10\Omega[/tex]
Nhưng thử lại thì tính ra r < 0 !!!