Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: lekimasst trong 09:20:08 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=19928



Tiêu đề: Con lắc đơn và cơ học vật rắn
Gửi bởi: lekimasst trong 09:20:08 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2014
1, Con lắc đơn có độ cứng k, chiều dài l, một đầu gắn cố định, một đầu gắn vào vật có khối lượng m. Kích thích cho vật nặng dao động điều hòa với biên độ A = [tex]\frac{l}{2}[/tex] trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Khi lò xo đang dao động và bị dãn cực đại, tiến hành giữ chặt lò xo tại vị trí cách vật một đoạn l, khi đó tốc độ dao động cực đại của vật là :
[tex]A. l\sqrt{\frac{k}{2m}}[/tex]   [tex]B. l\sqrt{\frac{k}{m}}[/tex]   C. [tex]B. l\sqrt{\frac{k}{6m}}[/tex]   D. [tex]B. l\sqrt{\frac{k}{3m}}[/tex]
2. Kể từ lúc bắt đầu quay vật rắn có có gia tốc góc không đổi [tex]\gamma _{1}[/tex], cuối góc quay  [tex]\Delta \varphi[/tex] tốc độ góc tăng thêm [tex]\Delta \omega[/tex]. Sau đó vaath rắn có gia tốc góc không đổi là [tex]\gamma_{2}[/tex] và cuối góc quay [tex]\Delta \varphi[/tex]  tốc độ góc tăng thêm [tex]\Delta \omega[/tex]' = [tex]\frac{\Delta \omega }{2}[/tex]. Mối quan hệ giữa [tex]\gamma _{1}[/tex] và [tex]\gamma _{2}[/tex] là:
A. [tex]\gamma _{2}[/tex] = 2[tex]\gamma _{1}[/tex]  B. [tex]\gamma _{2}[/tex] = 1,25[tex]\gamma _{1}[/tex]
 C. [tex]\gamma _{2}[/tex] = [tex]\frac{\gamma _{1}}{2}[/tex] D. [tex]\gamma _{2}[/tex] = 3[tex]\gamma _{1}[/tex]

Nhờ mọi người giải giúp!
 








Tiêu đề: Trả lời: Con lắc đơn và cơ học vật rắn
Gửi bởi: ph.dnguyennam trong 11:37:50 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2014
1, Con lắc đơn có độ cứng k, chiều dài l, một đầu gắn cố định, một đầu gắn vào vật có khối lượng m. Kích thích cho vật nặng dao động điều hòa với biên độ A = [tex]\frac{l}{2}[/tex] trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Khi lò xo đang dao động và bị dãn cực đại, tiến hành giữ chặt lò xo tại vị trí cách vật một đoạn l, khi đó tốc độ dao động cực đại của vật là :
[tex]A. l\sqrt{\frac{k}{2m}}[/tex]   [tex]B. l\sqrt{\frac{k}{m}}[/tex]   C. [tex]B. l\sqrt{\frac{k}{6m}}[/tex]   D. [tex]B. l\sqrt{\frac{k}{3m}}[/tex]

Phần nhờ giải nên đặt trong phần nội dung thay vì tiêu đề như QUY ĐỊNH của diễn đàn!

"Con lắc đơn có độ cứng k"..." trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát"..."Khi lò xo"  Đọc đề xong bó gối... 8-x



Tiêu đề: Trả lời: Con lắc đơn và cơ học vật rắn
Gửi bởi: Điền Quang trong 06:10:17 am Ngày 08 Tháng Tư, 2014
Tên đã sửa lại cho đúng quy định, còn nội dung thì tác giả xem lại theo như thầy Nam đã nói.


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc đơn và cơ học vật rắn
Gửi bởi: Ngọc Anh trong 07:08:03 am Ngày 08 Tháng Tư, 2014

2. Kể từ lúc bắt đầu quay vật rắn có có gia tốc góc không đổi [tex]\gamma _{1}[/tex], cuối góc quay  [tex]\Delta \varphi[/tex] tốc độ góc tăng thêm [tex]\Delta \omega[/tex]. Sau đó vaath rắn có gia tốc góc không đổi là [tex]\gamma_{2}[/tex] và cuối góc quay [tex]\Delta \varphi[/tex]  tốc độ góc tăng thêm [tex]\Delta \omega[/tex]' = [tex]\frac{\Delta \omega }{2}[/tex]. Mối quan hệ giữa [tex]\gamma _{1}[/tex] và [tex]\gamma _{2}[/tex] là:
A. [tex]\gamma _{2}[/tex] = 2[tex]\gamma _{1}[/tex]  B. [tex]\gamma _{2}[/tex] = 1,25[tex]\gamma _{1}[/tex]
 C. [tex]\gamma _{2}[/tex] = [tex]\frac{\gamma _{1}}{2}[/tex] D. [tex]\gamma _{2}[/tex] = 3[tex]\gamma _{1}[/tex]

 

Áp dụng công thức: [tex]\omega ^{2} - \omega _{o}^{2} = 2\gamma ( \varphi - \varphi _{o})[/tex] bạn nhé

Biến đổi sẽ ra đáp án C thì phải  :D


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc đơn và cơ học vật rắn
Gửi bởi: lekimasst trong 10:37:13 pm Ngày 08 Tháng Tư, 2014
Em xin đính chính lại là con lắc lò xo ạ. Mới lần đầu đăng bài nên có sai sót mong mọi người thông cảm  [-O<


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc đơn và cơ học vật rắn
Gửi bởi: lekimasst trong 10:40:19 pm Ngày 08 Tháng Tư, 2014

2. Kể từ lúc bắt đầu quay vật rắn có có gia tốc góc không đổi [tex]\gamma _{1}[/tex], cuối góc quay  [tex]\Delta \varphi[/tex] tốc độ góc tăng thêm [tex]\Delta \omega[/tex]. Sau đó vaath rắn có gia tốc góc không đổi là [tex]\gamma_{2}[/tex] và cuối góc quay [tex]\Delta \varphi[/tex]  tốc độ góc tăng thêm [tex]\Delta \omega[/tex]' = [tex]\frac{\Delta \omega }{2}[/tex]. Mối quan hệ giữa [tex]\gamma _{1}[/tex] và [tex]\gamma _{2}[/tex] là:
A. [tex]\gamma _{2}[/tex] = 2[tex]\gamma _{1}[/tex]  B. [tex]\gamma _{2}[/tex] = 1,25[tex]\gamma _{1}[/tex]
 C. [tex]\gamma _{2}[/tex] = [tex]\frac{\gamma _{1}}{2}[/tex] D. [tex]\gamma _{2}[/tex] = 3[tex]\gamma _{1}[/tex]

 


Áp dụng công thức: [tex]\omega ^{2} - \omega _{o}^{2} = 2\gamma ( \varphi - \varphi _{o})[/tex] bạn nhé

Biến đổi sẽ ra đáp án C thì phải  :D


Nhờ bạn giải chi tiết giùm mình với


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc đơn và cơ học vật rắn
Gửi bởi: ph.dnguyennam trong 12:58:09 am Ngày 09 Tháng Tư, 2014
1, Con lắc lò xo có độ cứng k, chiều dài l, một đầu gắn cố định, một đầu gắn vào vật có khối lượng m. Kích thích cho vật nặng dao động điều hòa với biên độ A = [tex]\frac{l}{2}[/tex] trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Khi lò xo đang dao động và bị dãn cực đại, tiến hành giữ chặt lò xo tại vị trí cách vật một đoạn l, khi đó tốc độ dao động cực đại của vật là :
[tex]A. l\sqrt{\frac{k}{2m}}[/tex]   [tex]B. l\sqrt{\frac{k}{m}}[/tex]   C. [tex]B. l\sqrt{\frac{k}{6m}}[/tex]   D. [tex]B. l\sqrt{\frac{k}{3m}}[/tex]

Nhờ mọi người giải giúp!
 

Khi lò xo dãn cực đại, Thế năng  [tex]W_t_{max}=E=\frac{1}{2}kA^2[/tex] Động năng  [tex]W_d=0[/tex]

Giữ chặt vị trí cách vật [tex]l[/tex] tức là chia lò xo làm 3 phần, giữ chặt [tex]\frac{1}{3}[/tex]

Do đó năng lượng của con lắc lò xo sẽ bị mất đi:     [tex]\frac{1}{3}W_t_{max}=\frac{1}{3}E[/tex]    còn lại     [tex]W'_t_{max}=\frac{2}{3}E[/tex]

Ta có: [tex]W'_t_{max}=W'_d_{max}\Leftrightarrow \frac{2}{3}.\frac{1}{2}k(\frac{l}{2})^2=\frac{1}{2}mv'_{max}^2\Rightarrow v'_{max}=l\sqrt{\frac{k}{6m}}[/tex]  ~O)