Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: thanhdatpro16 trong 01:02:08 am Ngày 12 Tháng Ba, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=19721



Tiêu đề: Lý thuyết về con lắc lò xo
Gửi bởi: thanhdatpro16 trong 01:02:08 am Ngày 12 Tháng Ba, 2014
Câu 1: Một lò xo có độ cứng k treo vật có KL là M. Khi hệ cân bằng, ta đặt vật m thì chúng bắt đầu dao động điều hòa. Nhận xét nào không đúng:
A. Biên độ dao động của hệ 2 vật là mg/k
B. [tex]\varpi =\frac{k}{M+m}[/tex]
C. Sau thời điểm xuất phát bằng một số nguyên lần chu kỳ, nếu nhấc m khỏi M thì dao động tắt hẳn luôn
D. Nhấc m khỏi M tại thời điểm chúng ở độ cao cực đại thì vật M vẫn tiếp tục dao động

Mình thấy đáp án là D nhưng không hiểu tại sao? Ai giải thích với

Câu 2: Một vật dao động điều hòa [tex]x=Acos(4\pi f+\varphi )[/tex] thì động nặng và thế năng của nó biến biên tuần hoàn với tần số bao nhiêu?

Câu 3: Một con lắc lò xo treo vào trần thang máy. Khi thang máy đứng yên con lắc dao động với chu kì là T. Khi thang máy chuyển động thẳng nhanh dần đều đi lên thì con lắc dao động với chu kì mới là bao nhiêu?
A. [tex]\frac{T}{\sqrt{2}}[/tex]
B. T/2
C. T
D. 2T

Mình không hiểu sao trong đáp án lại chọn C??????????



Tiêu đề: Trả lời: Lý thuyết về con lắc lò xo
Gửi bởi: ph.dnguyennam trong 01:20:24 am Ngày 12 Tháng Ba, 2014
Câu 1: Một lò xo có độ cứng k treo vật có KL là M. Khi hệ cân bằng, ta đặt vật m thì chúng bắt đầu dao động điều hòa. Nhận xét nào không đúng:
A. Biên độ dao động của hệ 2 vật là mg/k
B. [tex]\varpi =\frac{k}{M+m}[/tex]
C. Sau thời điểm xuất phát bằng một số nguyên lần chu kỳ, nếu nhấc m khỏi M thì dao động tắt hẳn luôn
D. Nhấc m khỏi M tại thời điểm chúng ở độ cao cực đại thì vật M vẫn tiếp tục dao động

Mình thấy đáp án là D nhưng không hiểu tại sao? Ai giải thích với

Câu 2: Một vật dao động điều hòa [tex]x=Acos(4\pi f+\varphi )[/tex] thì động nặng và thế năng của nó biến biên tuần hoàn với tần số bao nhiêu?

Câu 3: Một con lắc lò xo treo vào trần thang máy. Khi thang máy đứng yên con lắc dao động với chu kì là T. Khi thang máy chuyển động thẳng nhanh dần đều đi lên thì con lắc dao động với chu kì mới là bao nhiêu?
A. [tex]\frac{T}{\sqrt{2}}[/tex]
B. T/2
C. T
D. 2T

Mình không hiểu sao trong đáp án lại chọn C??????????


1.
B. [tex]\varpi =\frac{k}{M+m}[/tex] ngộ ta? [tex]\omega =\sqrt{\frac{k}{M+m}}[/tex] chứ nhĩ???
D. Tại độ cao cực đại: v= 0, x=0 (trùng với VTCB khi chỉ có M nên M không dao động

2. f'=2f...

3. Khi thang máy đi lên có gia tốc, chỉ làm thay đổi VTCB dẫn đến thay đổi A. Chu kỳ của hệ chỉ phụ thuộc vào k và m
Do đó: T' =T