Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Ngọc Anh trong 09:51:19 pm Ngày 09 Tháng Ba, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=19699



Tiêu đề: Dao động cơ - Tổng hợp dao động
Gửi bởi: Ngọc Anh trong 09:51:19 pm Ngày 09 Tháng Ba, 2014
Em bị yếu phần tổng hợp dao động
Mong các thầy cô và các bạn giải chi tiết giúp em bài này với ạ!
Em cảm ơn mọi người rất nhiều

Hai dao động cùng phương cùng tần số lần lượt có phương trình [tex]x_{1} = A_{1} cos (\pi t + \frac{\pi }{6}) cm[/tex] và [tex]x_{2} = A_{2} cos (\pi t - \frac{\pi }{2}) cm[/tex] . Dao động tổng hợp có phương trình [tex]x = A cos (\pi t + \varphi ) cm[/tex] . Biết A1 không đổi, A2 thay đổi, khi A1 = A2 thì biên độ dao động tổng hợp là 6 cm. Cho A2 thay đổi để biên độ A đạt cực tiểu thì [tex]\varphi[/tex] bằng:


A. [tex]\frac{-\pi }{6} rad[/tex]
B. [tex]0 rad[/tex]
C. [tex]\pi rad[/tex]
D. [tex]\frac{-\pi }{3} rad[/tex]




Tiêu đề: Trả lời: Dao động cơ - Tổng hợp dao động
Gửi bởi: Phồng Văn Tôm trong 10:55:30 pm Ngày 09 Tháng Ba, 2014
Cái này dùng định lý hàm sin nhé  :D


Tiêu đề: Trả lời: Dao động cơ - Tổng hợp dao động
Gửi bởi: Ngọc Anh trong 11:01:03 pm Ngày 09 Tháng Ba, 2014
Cái này dùng định lý hàm sin nhé  :D

là như nào?  :( Người ta đã dốt lại còn nói tắt cơ


Tiêu đề: Trả lời: Dao động cơ - Tổng hợp dao động
Gửi bởi: ph.dnguyennam trong 11:25:07 pm Ngày 09 Tháng Ba, 2014
Em bị yếu phần tổng hợp dao động
Mong các thầy cô và các bạn giải chi tiết giúp em bài này với ạ!
Em cảm ơn mọi người rất nhiều

Hai dao động cùng phương cùng tần số lần lượt có phương trình [tex]x_{1} = A_{1} cos (\pi t + \frac{\pi }{6}) cm[/tex] và [tex]x_{2} = A_{2} cos (\pi t - \frac{\pi }{2}) cm[/tex] . Dao động tổng hợp có phương trình [tex]x = A cos (\pi t + \varphi ) cm[/tex] . Biết A1 không đổi, A2 thay đổi, khi A1 = A2 thì biên độ dao động tổng hợp là 6 cm. Cho A2 thay đổi để biên độ A đạt cực tiểu thì [tex]\varphi[/tex] bằng:


A. [tex]\frac{-\pi }{6} rad[/tex]
B. [tex]0 rad[/tex]
C. [tex]\pi rad[/tex]
D. [tex]\frac{-\pi }{3} rad[/tex]

(http://i442.photobucket.com/albums/qq143/phdnguyennam/Untitled_zps9df24f72.png) (http://s442.photobucket.com/user/phdnguyennam/media/Untitled_zps9df24f72.png.html)
Chi tiết nhé e:
Khi thay đổi [tex]A_2[/tex]  HÌnh 2.  Áp dụng đính lý hàm số sin cho   [tex]\Delta OPQ[/tex]
[tex]\frac{A_1}{sin\alpha}=\frac{A}{sin{\frac{\pi}{3}}}[/tex]  [tex]\Rightarrow \frac{6}{sin\alpha}=\frac{A}{sin{\frac{\pi}{3}}}[/tex]
[tex]\Rightarrow A_{min}[/tex]    Chỉ khi    [tex]sin{\alpha }_{max}=1 \Rightarrow \alpha=\frac{\pi}{2}[/tex]
[tex]\Rightarrow \varphi =0[/tex]     ~O)

P/S: Nếu đề không y/c  tìm [tex]A_{min}[/tex]  thì đề thừa giả thiết rùi.