Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: tranvannhands95 trong 12:11:32 am Ngày 03 Tháng Ba, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=19622



Tiêu đề: Trắc nghiệm điện xoay chiều cần giải đáp
Gửi bởi: tranvannhands95 trong 12:11:32 am Ngày 03 Tháng Ba, 2014
Câu 1: Suất điện động xuất hiện trong cuộn dây phần ứng của máy phát điện xoay chiều 1 pha có giá trị cực đại khi:
A. cuộn dây ở vị trí cách đều hai cực bắc, nam liền kề
B. cực nam của nam châm ở vị trí đối diện với cuộn dây
C. cực bắc của nam châm ở vị trí đối diện với cuộn dây
D. cuộn dây ở vị trí khác các vị trí nói trên

Câu 2: Một máy phát điện xoay chiều ba pha đang hoạt động bình thường, suất điện động cực đại do máy tạo ra là E0. Ở thời điểm t, suất điện động của một cuộn dây triệt tiêu thì suất điện động trong hai cuộn dây còn lại có độ lớn là:
A. [tex]\frac{E0}{3}[/tex]

B. [tex]\frac{E0\sqrt{3}}{3}[/tex]

C. [tex]\frac{E0}{2}[/tex]

D. [tex]\frac{E0\sqrt{3}}{2}[/tex]

Mong thầy cô và các bạn sớm giải đáp cho em. Em xin cảm ơn!


Tiêu đề: Trả lời: Trắc nghiệm điện xoay chiều cần giải đáp
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 10:56:32 am Ngày 03 Tháng Ba, 2014
Câu 1: Suất điện động xuất hiện trong cuộn dây phần ứng của máy phát điện xoay chiều 1 pha có giá trị cực đại khi:
A. cuộn dây ở vị trí cách đều hai cực bắc, nam liền kề
B. cực nam của nam châm ở vị trí đối diện với cuộn dây
C. cực bắc của nam châm ở vị trí đối diện với cuộn dây
D. cuộn dây ở vị trí khác các vị trí nói trên

Câu 2: Một máy phát điện xoay chiều ba pha đang hoạt động bình thường, suất điện động cực đại do máy tạo ra là E0. Ở thời điểm t, suất điện động của một cuộn dây triệt tiêu thì suất điện động trong hai cuộn dây còn lại có độ lớn là:
A. [tex]\frac{E0}{3}[/tex]

B. [tex]\frac{E0\sqrt{3}}{3}[/tex]

C. [tex]\frac{E0}{2}[/tex]

D. [tex]\frac{E0\sqrt{3}}{2}[/tex]

Mong thầy cô và các bạn sớm giải đáp cho em. Em xin cảm ơn!

Câu 1: Cực nam hay cực bắc đối diện cuộn dây thì từ thông qua cuộn dây có độ lớn cực đại => e = 0. loại B, C.

Ở vị trí cách đều 2 cực, xem như từ thông qua cuộn dây bằng 0 => sđđ có độ lớn cực đại => A.

Câu 2: 3 vecto biên độ suất điện động  lệch nhau 120 độ từng đôi 1. Vecto thứ nhất có phương thẳng đứng (vì e = 0) => hai vecto còn lại hợp với trục nằm ngang 30 độ => sđđ trong 2 cuộn còn lại có độ lớn là [tex]E_0\sqrt{3}/2[/tex]