Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Phồng Văn Tôm trong 02:10:14 pm Ngày 02 Tháng Hai, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=19399



Tiêu đề: Giao thoa ánh sáng với 3 bức xạ
Gửi bởi: Phồng Văn Tôm trong 02:10:14 pm Ngày 02 Tháng Hai, 2014
Thầy cô và các bạn giúp em mấy bài này với, và hướng dẫn e cách làm dạng này luôn

1. Trong thí nghiệm Young, nguồn phát ra đồng thời 3 bức xạ đơn sắc: [tex]\lambda 1[/tex] (đỏ) [tex]= 0,7(\mu m)[/tex], [tex]\lambda 2[/tex] (lục) [tex]=0,56(\mu m)[/tex], [tex]\lambda 3[/tex] (tím) [tex]=0,42(\mu m)[/tex]. Giữa 2 vân liên tiếp cùng màu với vân trung tâm có 11 vân màu đỏ, thì có bao nhiêu vân màu lục, màu tím?

2. Trong thí nghiệm Young, 2 khe được đồng thời chiếu 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda 1 = 0,4 (\mu m), \lambda 2 = 0,5(\mu m), \lambda 3 = 0,6(\mu m)[/tex]. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa 2 vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm, nếu coi 2 vân sáng trùng nhau là 1 vân sáng, ta quan sát được số vân sáng bằng?








Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa ánh sáng với 3 bức xạ
Gửi bởi: Điền Quang trong 02:51:42 pm Ngày 02 Tháng Hai, 2014
Thầy cô và các bạn giúp em mấy bài này với, và hướng dẫn e cách làm dạng này luôn

1. Trong thí nghiệm Young, nguồn phát ra đồng thời 3 bức xạ đơn sắc: [tex]\lambda 1[/tex] (đỏ) [tex]= 0,7(\mu m)[/tex], [tex]\lambda 2[/tex] (lục) [tex]=0,56(\mu m)[/tex], [tex]\lambda 3[/tex] (tím) [tex]=0,42(\mu m)[/tex]. Giữa 2 vân liên tiếp cùng màu với vân trung tâm có 11 vân màu đỏ, thì có bao nhiêu vân màu lục, màu tím?


Giữa 2 vân liên tiếp cùng màu với vân trung tâm có 11 vân màu đỏ => Ta nên biết rằng, tại những vân cùng màu vân trung tâm thì cũng có vân sáng màu đỏ tại đó.

Do đó, nếu tính luôn 2 vân cùng màu vân trung tâm, thì trong đoạn trên có tổng cộng 13 vân đỏ => 12 khoảng vân đỏ.

Vậy ta có:

[tex]12i_{d}= n i_{l}\Rightarrow 12\lambda _{d}= n \lambda _{l}\Rightarrow n =....[/tex] suy ra có n + 1 vân lục

[tex]12i_{d}= m i_{tim}\Rightarrow 12\lambda _{d}= m \lambda _{tim}\Rightarrow m =....[/tex] suy ra có m + 1 vân tím

Vậy số vân lục và tím trong khoảng đó là: lục: n - 1; tím: m - 1


Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa ánh sáng với 3 bức xạ
Gửi bởi: Ngọc Anh trong 02:57:30 pm Ngày 02 Tháng Hai, 2014
Thầy cô và các bạn giúp em mấy bài này với, và hướng dẫn e cách làm dạng này luôn

1. Trong thí nghiệm Young, nguồn phát ra đồng thời 3 bức xạ đơn sắc: [tex]\lambda 1[/tex] (đỏ) [tex]= 0,7(\mu m)[/tex], [tex]\lambda 2[/tex] (lục) [tex]=0,56(\mu m)[/tex], [tex]\lambda 3[/tex] (tím) [tex]=0,42(\mu m)[/tex]. Giữa 2 vân liên tiếp cùng màu với vân trung tâm có 11 vân màu đỏ, thì có bao nhiêu vân màu lục, màu tím?


Giữa 2 vân liên tiếp cùng màu với vân trung tâm có 11 vân màu đỏ tức là sẽ có 12 khoảng vân ứng với bước sóng màu đỏ
Tại vị trí vân trùng: [tex]K_{1} \lambda _{1} = K_{2} \lambda _{2}[/tex]
[tex]\Rightarrow K_{2} = \frac{12. 0,7}{0,56} = 15[/tex] [tex]\Rightarrow[/tex] có 14 vân màu lục
Tương tự sẽ tính được có 19 vân màu tím




Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa ánh sáng với 3 bức xạ
Gửi bởi: Ngọc Anh trong 04:41:49 pm Ngày 02 Tháng Hai, 2014
Thầy cô và các bạn giúp em mấy bài này với, và hướng dẫn e cách làm dạng này luôn
2. Trong thí nghiệm Young, 2 khe được đồng thời chiếu 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda 1 = 0,4 (\mu m), \lambda 2 = 0,5(\mu m), \lambda 3 = 0,6(\mu m)[/tex]. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa 2 vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm, nếu coi 2 vân sáng trùng nhau là 1 vân sáng, ta quan sát được số vân sáng bằng?

Điều kiện trùng: [tex]0,4K_{1} = 0,5 K_{2} = 0,6 K_{3}[/tex]
hay [tex]4K_{1} = 5 K_{2} = 6 K_{3}[/tex]

Bội chung nhỏ nhất là 60
CHia cho 3 cái lamda 
=> có 15 vân sáng của bức xạ [tex]\lambda _{1}[/tex]
=> có 12 vân sáng của bức xạ [tex]\lambda _{2}[/tex]
=> có 10 vân sáng của bức xạ [tex]\lambda _{3}[/tex]

Lập tỉ số

[tex]\frac{K_{1}}{K_{2}} = \frac{5}{4} = \frac{15}{12} = \frac{5 . 3}{4 . 3}[/tex]
=> trùng 3 lần
[tex]\frac{K_{1}}{K_{3}} = \frac{3}{2} = \frac{15}{10} = \frac{3 . 5}{2 . 5}[/tex]
=> trùng 5 lần
[tex]\frac{K_{2}}{K_{3}} = \frac{6}{5} = \frac{12}{10} = \frac{6 . 2}{5 . 2}[/tex]
=> trùng 2 lần

Vậy có tất cả: 3 + 5 +2 = 10 vân sáng


Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa ánh sáng với 3 bức xạ
Gửi bởi: Phồng Văn Tôm trong 10:31:57 pm Ngày 02 Tháng Hai, 2014
Thầy cô và các bạn giúp em mấy bài này với, và hướng dẫn e cách làm dạng này luôn
2. Trong thí nghiệm Young, 2 khe được đồng thời chiếu 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda 1 = 0,4 (\mu m), \lambda 2 = 0,5(\mu m), \lambda 3 = 0,6(\mu m)[/tex]. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa 2 vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm, nếu coi 2 vân sáng trùng nhau là 1 vân sáng, ta quan sát được số vân sáng bằng?

Điều kiện trùng: [tex]0,4K_{1} = 0,5 K_{2} = 0,6 K_{3}[/tex]
hay [tex]4K_{1} = 5 K_{2} = 6 K_{3}[/tex]

Bội chung nhỏ nhất là 60
CHia cho 3 cái lamda 
=> có 15 vân sáng của bức xạ [tex]\lambda _{1}[/tex]
=> có 12 vân sáng của bức xạ [tex]\lambda _{2}[/tex]
=> có 10 vân sáng của bức xạ [tex]\lambda _{3}[/tex]

Lập tỉ số

[tex]\frac{K_{1}}{K_{2}} = \frac{5}{4} = \frac{15}{12} = \frac{5 . 3}{4 . 3}[/tex]
=> trùng 3 lần
[tex]\frac{K_{1}}{K_{3}} = \frac{3}{2} = \frac{15}{10} = \frac{3 . 5}{2 . 5}[/tex]
=> trùng 5 lần
[tex]\frac{K_{2}}{K_{3}} = \frac{6}{5} = \frac{12}{10} = \frac{6 . 2}{5 . 2}[/tex]
=> trùng 2 lần

Vậy có tất cả: 3 + 5 +2 = 10 vân sáng

hơi khó hiểu chút, c giảng kĩ hơn được không NA? Sao tự nhiên lại có cả bscnn ở đây?


Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa ánh sáng với 3 bức xạ
Gửi bởi: Quang Dương trong 07:39:04 am Ngày 03 Tháng Hai, 2014
Thầy cô và các bạn giúp em mấy bài này với, và hướng dẫn e cách làm dạng này luôn

2. Trong thí nghiệm Young, 2 khe được đồng thời chiếu 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda 1 = 0,4 (\mu m), \lambda 2 = 0,5(\mu m), \lambda 3 = 0,6(\mu m)[/tex]. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa 2 vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm, nếu coi 2 vân sáng trùng nhau là 1 vân sáng, ta quan sát được số vân sáng bằng?


Ta có : [tex] \frac{i_{1}}{i_{2}} = \frac{\lambda _{1}}{\lambda _{2}} = \frac{4}{5} [/tex]  [tex] \Rightarrow 5i_{1} = 4 i_{2} [/tex]

Tương tự : [tex]  6i_{2} = 5 i_{3} [/tex]  và [tex]  3i_{1} = 2 i_{3} [/tex]

Vậy khoảng vân trùng : [tex]  15i_{1} = 12i_{2} = 10 i_{3} [/tex]

Trong khoảng cần tìm có : 14 vân sáng của [tex] \lambda _{1} [/tex] ; 11 vân sáng của [tex] \lambda _{2} [/tex] ; 9 vân sáng của [tex] \lambda _{3} [/tex]

Trong đó có 2 sụ trùng nhau của bức xạ 1 và bức xạ 2 ; 1 sự trùng nhau của bức xạ 2 và bức xạ 3 ; 4 sự trùng nhau của bức xạ của bức xạ 1 và bức xạ 3 .

Vậy số vân cần tìm : 14 + 11 + 9 - 2 - 1 - 4 = 27


Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa ánh sáng với 3 bức xạ
Gửi bởi: Điền Quang trong 08:51:08 am Ngày 03 Tháng Hai, 2014
Thầy cô và các bạn giúp em mấy bài này với, và hướng dẫn e cách làm dạng này luôn
2. Trong thí nghiệm Young, 2 khe được đồng thời chiếu 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda 1 = 0,4 (\mu m), \lambda 2 = 0,5(\mu m), \lambda 3 = 0,6(\mu m)[/tex]. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa 2 vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm, nếu coi 2 vân sáng trùng nhau là 1 vân sáng, ta quan sát được số vân sáng bằng?

Phương pháp của NA thì đúng, nhưng kết quả thì cần chỉnh lại chút. Ngọc Anh chưa đọc kỹ yêu cầu bài toán. Thầy sửa một chút:

Điều kiện trùng: [tex]0,4K_{1} = 0,5 K_{2} = 0,6 K_{3}[/tex]
hay [tex]4K_{1} = 5 K_{2} = 6 K_{3}[/tex]

Bội chung nhỏ nhất là 60
CHia cho 3 cái lamda 
=> có 15 vân sáng của bức xạ [tex]\lambda _{1}[/tex]
=> có 12 vân sáng của bức xạ [tex]\lambda _{2}[/tex]
=> có 10 vân sáng của bức xạ [tex]\lambda _{3}[/tex]

Lập tỉ số

[tex]\frac{K_{1}}{K_{2}} = \frac{5}{4} = \frac{15}{12} = \frac{5 . {\color{blue} 3}}{4 . {\color{blue} 3}}[/tex]

=> Tính cả hai vân trùng của cả ba bức xạ (hai vân cùng màu vân trung tâm) thì trong đoạn trên có 3 lần bức xạ 1 và bức xạ 2 trùng nhau. Bỏ đi hai biên ta có 1 vân trùng ở khoảng giữa (của bức xạ 1 và 2)

[tex]\frac{K_{1}}{K_{3}} = \frac{3}{2} = \frac{15}{10} = \frac{3 . {\color{blue} 5}}{2 . {\color{blue} 5}}[/tex]

=> Tính cả hai vân trùng của cả ba bức xạ (hai vân cùng màu vân trung tâm) thì trong đoạn trên có 5 lần bức xạ 1 và bức xạ 3 trùng nhau. Bỏ đi hai biên ta có 3 vân trùng ở khoảng giữa (của bức xạ 1 và 3)

[tex]\frac{K_{2}}{K_{3}} = \frac{6}{5} = \frac{12}{10} = \frac{6 . {\color{blue} 2}}{5 . {\color{blue} 2}}[/tex]

=> Tính cả hai vân trùng của cả ba bức xạ (hai vân cùng màu vân trung tâm) thì trong đoạn trên có 2 lần bức xạ 2 và bức xạ 3 trùng nhau. Bỏ đi hai biên ta có 0 vân trùng ở khoảng giữa (của bức xạ 2 và 3)

Lưu ý: Khi lập tỷ số như vậy, hệ số tỉ lệ (số tô xanh) chính là số vân trùng của hai bức xạ

Trong khoảng giữa hai vân cùng màu vân trung tâm có:

15 + 12 + 10 - 6 - 1 - 3 - 0 = 27

Trong đó:

6: số vân của ba bức xạ trùng nhau ở hai biên (vân cùng màu vân trung tâm)

1: số vân trùng của bức xạ 1 và 2

3: số vân trùng của bức xạ 1 và 3

0: số vân trùng của bức xạ 2 và 3