Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LÒ ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI - OLYMPIC => Tác giả chủ đề:: quynhanhnguyen trong 08:30:20 pm Ngày 13 Tháng Giêng, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=19298



Tiêu đề: bàu tập diện tích áp dụng định luật bảo toàn năng lượng
Gửi bởi: quynhanhnguyen trong 08:30:20 pm Ngày 13 Tháng Giêng, 2014
trên mặt phẳng nằm ngang hệ số ma sát k.hai quả cầu có khối lượng lần lượt là m,M tích điện trái dấu và cùng độ lớn =q.người ta bắt đầu đẩy chậm quả cầu 1 khối lượng m sao cho chuyển động về phía quả cầu M cho đến khi nó tự chuyển động thì thôi.đến lúc quả cầu 2 dịch chuyển thì người ta lấy nhanh điện tích của hai quả cầu .hỏi khối lượng của hai quả cầu phải thỏa mãn điều kiện gì để chúng có thể chạm được vào nhau sau khi đã tiếp tục chuyển động
RẤT MONG CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN GIÚP EM TÍ AK.EM ĐANG RẤT CẦN .EM CHÂN THÀNH CẢM ƠN


Tiêu đề: Trả lời: bàu tập diện tích áp dụng định luật bảo toàn năng lượng
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 05:11:43 am Ngày 14 Tháng Giêng, 2014
trên mặt phẳng nằm ngang hệ số ma sát k.hai quả cầu có khối lượng lần lượt là m,M tích điện trái dấu và cùng độ lớn =q.người ta bắt đầu đẩy chậm quả cầu 1 khối lượng m sao cho chuyển động về phía quả cầu M cho đến khi nó tự chuyển động thì thôi.đến lúc quả cầu 2 dịch chuyển thì người ta lấy nhanh điện tích của hai quả cầu .hỏi khối lượng của hai quả cầu phải thỏa mãn điều kiện gì để chúng có thể chạm được vào nhau sau khi đã tiếp tục chuyển động
RẤT MONG CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN GIÚP EM TÍ AK.EM ĐANG RẤT CẦN .EM CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Quả cầu 1 tự chuyển động khi khoảng cách giữa chúng là r1 thỏa mãn [tex]F_dien=F_{ms1} \Leftrightarrow \frac{Kq^2}{r_1^2}=kmg[/tex]
Quả cầu 2 tự chuyển động khi khoảng cách giữa chúng là r2 thỏa mãn [tex]F_dien=F_{ms2} \Leftrightarrow \frac{Kq^2}{r_2^2}=kMg[/tex]
(m<M nên r1 > r2)

Hiện tượng : đẩy quả cầu 1 về phía qả cầu 2 cho đến khi khoảng cách giữa chúng là r1 thì thả tay, do khoảng cách r1 > r > r2 nên qả cầu 2 vẫn đứng yên còn qả cầu 1 thì tự chuyển động về phía qả cầu 2. Đến khi quả cầu 1 cách quả cầu 2 khoảng cách r2 , Quả cầu 2 bắt đầu chuyển động , Lúc này ta rút hết điện tích của 2 qả cầu, nên mất hoàn toàn các lực điện, chỉ còn lực ma sát cản trở chuyển động. Qả cầu 1 chuyển động chậm dần đều do có quán tính và chịu tác dụng của lực ma sát, còn qả cầu 2 thì vẫn đứng yên, do tính ì, qả cầu chưa kịp chuyển động.

*) Tính vận tốc quả cầu 1, tại thời điểm khoảng cách là r2 :
Áp dụng ĐL BT NL :
[tex]\frac{Kq^2}{r_2} + \frac{mv^2}{2} -\frac{Kq^2}{r_1} = kmg(r_1 - r_2 )\Rightarrow v[/tex]

*) quãng đường tối đa mà qả cầu 1 đạt đc , sau thời điểm khoảng cách r2 là :
[tex]s=\frac{v^2}{2a}=\frac{v^2}{2.k.g}[/tex]

*) Điều kiện để 2 quả cầu chạm vào nhau là s > r2.