Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Alexman113 trong 01:48:11 pm Ngày 17 Tháng Mười Một, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=18873



Tiêu đề: Điện xoay chiều(tt).
Gửi bởi: Alexman113 trong 01:48:11 pm Ngày 17 Tháng Mười Một, 2013
Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ. Điện trở của cuộn dây không đáng kể. Dùng một vôn kế có điện trở vô cùng lớn đo điện áp giữa hai đầu mỗi phần tử ta được: [tex]U_R=40\,V;\,U_C=20\,V;\,U_L=50\,V.[/tex] Tìm số chỉ vôn kế nếu mắc nó:
    a) Giữa [tex]A[/tex] và [tex]B[/tex]
    b) Giữa [tex]A[/tex] và [tex]M[/tex]

(http://i1247.photobucket.com/albums/gg639/oneclicklogin/18_zps18ac84e2.png)

Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ. Đặt điện áp xoay chiều vào [tex]M[/tex] và [tex]N,[/tex] biết [tex]U_{MN}=120\,V,[/tex] tần số [tex]f=50\,Hz,\,R=60\,\Omega,[/tex] cuộn cảm thuần có độ tự cảm [tex]L.[/tex] Ampe kế có [tex]R_A\approx 0.[/tex] Bỏ qua điện trở khóa [tex]K[/tex] và các dây nối. Tụ điện có [tex]C=30,6\mu F\approx \dfrac{10^{-3}}{6\sqrt{3}\pi}\,F.[/tex] Biết khi [tex]K[/tex] chuyển từ [tex]1[/tex] sang [tex]2[/tex] số chỉ ampe kế không đổi.
    a) Tính [tex]L[/tex]
    b) Số chỉ ampe kế

(http://i1247.photobucket.com/albums/gg639/oneclicklogin/19_zpsfcbce626.png)
Nhờ Thầy, cô xem giúp em ạ, em cảm ơn.


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều(tt).
Gửi bởi: Phồng Văn Tôm trong 12:18:49 am Ngày 19 Tháng Mười Một, 2013
1. Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ. Điện trở của cuộn dây không đáng kể. Dùng một vôn kế có điện trở vô cùng lớn đo điện áp giữa hai đầu mỗi phần tử ta được: [tex]U_R=40\,V;\,U_C=20\,V;\,U_L=50\,V.[/tex] Tìm số chỉ vôn kế nếu mắc nó:
    a) Giữa [tex]A[/tex] và [tex]B[/tex]
    b) Giữa [tex]A[/tex] và [tex]M[/tex]

(http://i1247.photobucket.com/albums/gg639/oneclicklogin/18_zps18ac84e2.png)

a) UAB = [tex]\sqrt{UR^{2}+(UL-UC)^{2}}= \sqrt{40^{2}+(50-20)^{2}}=...(V)[/tex]
b) Vì đoạn mạch AM không có cuộn cảm L nên trong công thức, ta coi ZL = 0
   ==> UAM = [tex]\sqrt{UR^{2}+(UL-UC)^{2}}= \sqrt{40^{2}+(0-20)^{2}}=...(V)[/tex]