Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: hoanhbao1996 trong 09:00:13 am Ngày 16 Tháng Mười Một, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=18863



Tiêu đề: Dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: hoanhbao1996 trong 09:00:13 am Ngày 16 Tháng Mười Một, 2013
1. Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức u=U[tex]\sqrt{2}[/tex]cos[tex]\omega t[/tex] ( trong đó U và omega không đổi) vào 2 đầu đoạn mạch gồm có cuộn cảm thuần , biến trở R và tụ điện mắc nối tiếp . Điều chỉnh biến trở đến giá trị R=R1 thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm , hai đầu biến trở và hai đầu tụ điện có giá trị lần lượt là 120v , 60v và 60v . Điều chỉnh biến trở đến giá trị R=R2=2R1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu biến trở khi đó có giá trị?
2. Một đoạn mạch gồm cuộn cảm có độ tự cảm L và điện trở thuần r mắc nt với tụ điện có điện dung C thay đổi được . Đặt vào 2 đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số f không đổi . khi điều chỉnh để điện dung của tụ điện có giá trị C=C1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn cảm có cùng giá trị và bằng U , cường độ dòng điện trong mạch khi đó có biểu thức i=2[tex]\sqrt{6}[/tex]cos(100[tex]\Pi[/tex]t +[tex]\Pi /4[/tex]) . Khi điều chỉnh để điện dung của tụ điện có giá trị C=C2 thì điên áp hiệu dụng giữa 2 bản tụ điện đạt giá trị max . cường độ dòng điện trong mạch khi đó có biểu thức ?
3. Đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AM nt với đoạn mạch MB . Đoạn mạch AM chỉ có tụ điện có điện dung C . đoạn mạch MB gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=[tex]\frac{1}{4\Pi }[/tex]H và điện trở thuần R mắc nt . đặt vào hai đầu AB điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số không đổi thì dòng điện trong mạch có biểu thức i=2[tex]\sqrt{2}cos(100\Pi t-\frac{\Pi }{3})[/tex] , đồng thời điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM và MB có cùng giá trị và bằng  U . Biểu thức điện áp đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện AB là ?

Mong các bạn và các thầy cô giải giúp !