Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ CẤP 2 => Tác giả chủ đề:: hoc_sinh_kem1997 trong 10:22:51 pm Ngày 09 Tháng Mười Một, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=18779



Tiêu đề: bài lực đẩy ac-si-mec khó
Gửi bởi: hoc_sinh_kem1997 trong 10:22:51 pm Ngày 09 Tháng Mười Một, 2013
Trong bình đựng chất lỏng trộn lẫn có d1=12000N/m3, d2=8000N/m3. Một khối gỗ lập phương có cạnh 20cm, d=9000N/m3 được thả trong bình:
a) tìm chiều cao của khối gỗ có trọng chất lỏng d1
b) tính công để nhấn chìm khối gỗ hoàn toàn trong chất lỏng d1












Tiêu đề: Trả lời: bài lực đẩy ac-si-mec khó
Gửi bởi: Trần Anh Tuấn trong 11:02:13 pm Ngày 09 Tháng Mười Một, 2013
Trong bình đựng chất lỏng trộn lẫn có d1=12000N/m3, d2=8000N/m3. Một khối gỗ lập phương có cạnh 20cm, d=9000N/m3 được thả trong bình:
a) tìm chiều cao của khối gỗ có trọng chất lỏng d1
b) tính công để nhấn chìm khối gỗ hoàn toàn trong chất lỏng d1
Bài đăng vi phạm quy định !!!!!!!


Tiêu đề: Trả lời: bài lực đẩy ac-si-mec khó
Gửi bởi: cogiaoLOVELY trong 11:12:19 am Ngày 12 Tháng Mười Một, 2013
Trong bình đựng chất lỏng trộn lẫn có d1=12000N/m3, d2=8000N/m3. Một khối gỗ lập phương có cạnh 20cm, d=9000N/m3 được thả trong bình:
a) tìm chiều cao của khối gỗ có trọng chất lỏng d1
b) tính công để nhấn chìm khối gỗ hoàn toàn trong chất lỏng d1

Xin các thầy cô và mọi người chỉ giúp cho em.


Tiêu đề: Trả lời: bài lực đẩy ac-si-mec khó
Gửi bởi: cái gáo nhỏ trong 01:11:48 pm Ngày 03 Tháng Giêng, 2014
Vì d1>d2 nên trong bình, chất lỏng 1 bên dưới, chất lỏng 2 phía trên.
Do d2<d nên miếng gỗ chìm trong chất lỏng 1, do d1>d nên miếng gỗ nổi trong chất lỏng 2, tức là nó lơ lửng giữa 2 chất lỏng.
a)Khi đó, các lực tác dụng vào miếng gỗ cân bằng: FA1 + FA2 = P
FA1 = d1.V1: lực đẩy Ac-si-met do chất lỏng 1 tác dụng.
FA2 = d2.V2: lực đẩy Ac-si-met do chất lỏng 2 tác dụng.
P = d.V: trọng lựơng
Thay d1; d2; d; V = 0.008m3 ta có: 12000V1+ 8000V2 = 72
Mặt khác: V1+V2 = 0.008
Từ đó tính được V1 = 0.002m3; Suy ra h1 = 0.01m
b) Để nhấn chìm miếng gỗ xuống chất lỏng 1 thì phải dùng 1 lực ít nhất có độ lớn
F = FA1-P = d1.V – d.V = 0.008.(12000-9000) = 24N
Công thực hiện của lực đó:
A = F.h2 = 24. (0.008-0.002) = 0.144J
(Quãng đường lực đó thực hiện bằng độ cao miếng gỗ chìm trong chất lỏng 2)
Bạn nên vẽ hình cho dễ thấy  :)
Mong là giúp được chi đó cho bạn   ^-^



Tiêu đề: Trả lời: bài lực đẩy ac-si-mec khó
Gửi bởi: cái gáo nhỏ trong 01:27:50 pm Ngày 03 Tháng Giêng, 2014
Ngại quá, ở trên có tính nhầm h1 = 0.002/0.04 = 0.05m
h2 = 0.2 - 0.05 = 0.15m
A = 24*0.15 = 3.6J


Tiêu đề: Trả lời: bài lực đẩy ac-si-mec khó
Gửi bởi: cái gáo nhỏ trong 06:29:32 pm Ngày 03 Tháng Giêng, 2014
Nhầm đây nữa này, chắc tại giải giờ đói bụng :p
Vì d1>d2 nên trong bình, chất lỏng 1 bên dưới, chất lỏng 2 phía trên.
Do d2<d nên miếng gỗ chìm trong chất lỏng 2, do d1>d nên miếng gỗ nổi trong chất lỏng 2, tức là nó lơ lửng giữa 2 chất lỏng 1.


Tiêu đề: Trả lời: bài lực đẩy ac-si-mec khó
Gửi bởi: cái gáo nhỏ trong 06:50:21 pm Ngày 03 Tháng Giêng, 2014
Sao mà bấm lộn hoài  :-(
Sửa lần cuối :p
Vì d1>d2 nên trong bình, chất lỏng 1 bên dưới, chất lỏng 2 phía trên.
Do d2<d nên miếng gỗ chìm trong chất lỏng 2, do d1>d nên miếng gỗ nổi trong chất lỏng 1, tức là nó lơ lửng giữa 2 chất lỏng.
a)Khi đó, các lực tác dụng vào miếng gỗ cân bằng: FA1 + FA2 = P
FA1 = d1.V1: lực đẩy Ac-si-met do chất lỏng 1 tác dụng.
FA2 = d2.V2: lực đẩy Ac-si-met do chất lỏng 2 tác dụng.
P = d.V: trọng lựơng
Thay d1; d2; d; V = 0.008m3 ta có: 12000V1+ 8000V2 = 72
Mặt khác: V1+V2 = 0.008
Từ đó tính được V1 = 0.002m3; Suy ra h1 = 0.002/0.04 =0.05m
b) Để nhấn chìm miếng gỗ xuống chất lỏng 1 thì phải dùng 1 lực ít nhất có độ lớn
F = FA1-P = d1.V – d.V = 0.008.(12000-9000) = 24N
Công thực hiện của lực đó:
A = F.h2 = 24. (0.2-0.05) = 24*0.15=3.6J
(Quãng đường lực đó thực hiện bằng độ cao miếng gỗ chìm trong chất lỏng 2)