Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: Điền Quang trong 11:39:58 am Ngày 01 Tháng Mười, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=18421



Tiêu đề: P6: Lượng tử 2014
Gửi bởi: Điền Quang trong 11:39:58 am Ngày 01 Tháng Mười, 2013
TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC 2014 - PHẦN 6: LƯỢNG TỬ

Đề chuẩn bị cho kỳ thi đại học 2014, Diễn Đàn TVVL tiếp tục xây dựng hệ thống topic TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC.

Tại đây các mod sẽ đưa ra các câu hỏi về phần LƯỢNG TỬ, các em học sinh sẽ trả lời.

Chú ý: Đây không phải là nơi hỏi bài, do đó bài đăng vào đây để nhờ giải giúp sẽ bị xóa!

Các mod vui lòng đánh số câu hỏi theo thứ tự!

Xin chân thành cảm ơn các thầy/cô và các em học sinh đã dành thời gian tham gia!


Tiêu đề: Trả lời: P6: Lượng tử 2014
Gửi bởi: Điền Quang trong 10:35:45 pm Ngày 10 Tháng Mười, 2013
Câu 1: Khi chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng [tex]\lambda _{1}= 0,3 \mu m[/tex] vào catôt của một tế bào quang điện thì xảy ra hiện tượng quang điện  và hiệu điện thế  hãm lúc đó là 2V. Nếu đặt vào giữa anôt và catôt của tế bào quang điện trên một hiệu điện thế  [tex]U_{AK}= -2 V[/tex] và chiếu vào catôt một bức xạ điện từ khác có bước sóng [tex]\lambda _{2}= \frac{\lambda _{1}}{2}[/tex] thì động năng cực đại của electron quang  điện ngay trước khi tới anôt bằng:
A. [tex]6,625.10^{-19}J[/tex]           B.  [tex]6,625.10^{-13}J[/tex]                    C.  [tex]9,825.10^{-19}J[/tex]          D.  [tex]1,325.10^{-19}J[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: P6: Lượng tử 2014
Gửi bởi: Điền Quang trong 11:08:22 pm Ngày 10 Tháng Mười, 2013
Câu 2: Một ống Rơn ghen phát ra tia X có bước sóng ngắn nhất là  [tex]5.10^{-10}m[/tex]. Bỏ qua vận tốc ban đầu của các electron khi bứt ra khỏi catot. Giả sử 100 % động năng của các electron biến thành nhiệt làm nóng đối catot và cường độ dòng điện chạy qua ống là  2mA. Nhiệt lượng tỏa ra trên đối catot trong 1 phút là
A. 298,125J              B. 29,813J               C. 928,125J               D. 92,813J


Tiêu đề: Trả lời: P6: Lượng tử 2014
Gửi bởi: Ngọc Anh trong 12:05:52 am Ngày 11 Tháng Mười, 2013
Câu 2: Một ống Rơn ghen phát ra tia X có bước sóng ngắn nhất là  [tex]5.10^{-10}m[/tex]. Bỏ qua vận tốc ban đầu của các electron khi bứt ra khỏi catot. Giả sử 100 % động năng của các electron biến thành nhiệt làm nóng đối catot và cường độ dòng điện chạy qua ống là  2mA. Nhiệt lượng tỏa ra trên đối catot trong 1 phút là
A. 298,125J              B. 29,813J               C. 928,125J               D. 92,813J


Số e tới đập vào đối catot trong 1s là: n = [tex]\frac{I}{e} = \frac{2. 10^{-3}}{1,6 . 10^{-19}} = 1,25 . 10^{16}[/tex]
Năng lượng: [tex]W = W_{đmax} = \frac{hc}{\lambda _{min}} = 3,975 .10^{-16}[/tex]
Nhiệt lượng tỏa ra trong 1 phút bằng: [tex]Q = n. W. 60 = 298, 125 J[/tex] => chọn A


Tiêu đề: Trả lời: P6: Lượng tử 2014
Gửi bởi: Ngọc Anh trong 11:06:15 pm Ngày 25 Tháng Mười, 2013
Câu 1: Khi chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng [tex]\lambda _{1}= 0,3 \mu m[/tex] vào catôt của một tế bào quang điện thì xảy ra hiện tượng quang điện  và hiệu điện thế  hãm lúc đó là 2V. Nếu đặt vào giữa anôt và catôt của tế bào quang điện trên một hiệu điện thế  [tex]U_{AK}= -2 V[/tex] và chiếu vào catôt một bức xạ điện từ khác có bước sóng [tex]\lambda _{2}= \frac{\lambda _{1}}{2}[/tex] thì động năng cực đại của electron quang  điện ngay trước khi tới anôt bằng:
A. [tex]6,625.10^{-19}J[/tex]           B.  [tex]6,625.10^{-13}J[/tex]                    C.  [tex]9,825.10^{-19}J[/tex]          D.  [tex]1,325.10^{-19}J[/tex]


[tex]\lambda _{1} = 0,3 \mu m[/tex] => Theo công thức Anh-xtanh ta có
[tex]\frac{hc}{\lambda } = \frac{hc}{\lambda _{o}} + e.U_{h} => \frac{1,242 eV}{0,3} = \frac{1,242 eV}{\lambda _{o}} + 2eV => \lambda _{o} = 0,58 \mu m[/tex]

[tex]\lambda _{2} = \frac{\lambda _{1}}{2} = 0,15\mu m[/tex]
[tex]W_{dK} = \varepsilon - A = \frac{hc}{\lambda_{2} } - \frac{hc}{\lambda _{o}} = 9,82 . 10^{-19}[/tex]
Áp dụng định lí động năng ta có:
[tex]W_{dA} - W_{dK} = \mid e\mid . U_{AK} => W_{dA} = W_{dK} + \mid e\mid . U_{AK} = 9,82 . 10^{-19} - 3,2 . 10^{-19} = 6,62 . 10^{-19} => A[/tex]

Em không chắc vì dạng này em chưa học tới. Nhưng thử làm  :D  :D  :D : D Mong là không sai  [-O<  [-O<  [-O<



Tiêu đề: Trả lời: P6: Lượng tử 2014
Gửi bởi: Điền Quang trong 11:39:46 pm Ngày 25 Tháng Mười, 2013
 =d> =d> =d> Em giải đúng rồi!


Tiêu đề: Trả lời: P6: Lượng tử 2014
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 03:36:25 pm Ngày 13 Tháng Giêng, 2014
Câu 3: Người ta dùng tia laze có công suất P =12W. Tia laze chiếu vào chỗ mổ sẽ làm nước ở phần mô chỗ đó bốc hơi và mô bị cắt. Nhiệt dung riêng của nước là 4186 J/kg.độ. Nhiệt hóa hơi của nước là L = 2260 kJ/kg, nhiệt độ cơ thể là [tex]37^0C[/tex], khối lượng riêng của nước 1000 kg/[tex]m^3[/tex]. Thể tích nước mà tia laze làm bốc hơi trong 1s khoảng
   A. [tex]4,2mm^3[/tex]                                B.  [tex]7,4mm^3[/tex]                             C.  [tex]4,8mm^3[/tex]                              D.  [tex]5,2mm^3[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: P6: Lượng tử 2014
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 10:15:25 am Ngày 24 Tháng Hai, 2014
Câu 3: Người ta dùng tia laze có công suất P =12W. Tia laze chiếu vào chỗ mổ sẽ làm nước ở phần mô chỗ đó bốc hơi và mô bị cắt. Nhiệt dung riêng của nước là 4186 J/kg.độ. Nhiệt hóa hơi của nước là L = 2260 kJ/kg, nhiệt độ cơ thể là [tex]37^0C[/tex], khối lượng riêng của nước 1000 kg/[tex]m^3[/tex]. Thể tích nước mà tia laze làm bốc hơi trong 1s khoảng
   A. [tex]4,2mm^3[/tex]                                B.  [tex]7,4mm^3[/tex]                             C.  [tex]4,8mm^3[/tex]                              D.  [tex]5,2mm^3[/tex]



Lâu quá không thấy ai giải, nên mình trình này như sau.

Nhiệt lượng cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi được gọi là nhiệt hóa hơi của chất lỏng ở nhiệt độ sôi.
Hay nếu chọn nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C thì nhiệt lượng cung cấp cho nước đang ở 100 độ C bốc hơi là nhiệt hóa hơi,
Q = mL

Nên công suất lazer chiếu vào mô có 2 nhiệm vụ: làm nước ở mô sôi lên + bốc hơi.

[tex]P=mc\Delta t+mL=>m=4,75.10^-^6kg=>V=m/D=4,75mm^3[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: P6: Lượng tử 2014
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 10:09:50 am Ngày 07 Tháng Ba, 2014
Câu 4: Hai cực của ống Ronghen có hiệu điện thế 18,2kV, khi đó cường độ dòng điện qua ống bằng 0,8 mA. Đối katot có khối lượng 4,2g, nhiệt dung riêng 120 J/kg.K. Giả sử 99,9% điện năng cung cấp biến thành nhiệt năng làm nóng đối Katot. Nhiệt độ đối Katot tăng thên [tex]1480^0[/tex] sau

  A. 24,3 min                      B. 51,3 min                          C. 5,13s                                  D. 51,3 s.


Tiêu đề: Trả lời: P6: Lượng tử 2014
Gửi bởi: Mai Minh Tiến trong 09:41:59 am Ngày 22 Tháng Ba, 2014
Câu 4: Hai cực của ống Ronghen có hiệu điện thế 18,2kV, khi đó cường độ dòng điện qua ống bằng 0,8 mA. Đối katot có khối lượng 4,2g, nhiệt dung riêng 120 J/kg.K. Giả sử 99,9% điện năng cung cấp biến thành nhiệt năng làm nóng đối Katot. Nhiệt độ đối Katot tăng thên [tex]1480^0[/tex] sau

  A. 24,3 min                      B. 51,3 min                          C. 5,13s                                  D. 51,3 s.


P= UI
Q = mc (t2-t1)
vì đề k nói nhiệt độ ban đầu => t1 = 0
vì có H = 99,9
vậy tgian cần tính là mct2/(UI.99,9%)  = 51,3s


Tiêu đề: Trả lời: P6: Lượng tử 2014
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 11:10:50 pm Ngày 31 Tháng Ba, 2014
Câu 5:
Chiếu bức xạ vào một tấm kim loại đặt trong nước có chiết suất đối với bức xạ là n=1,5. biết bước sóng giới hạn kim loại là [tex]\lambda_0=0,3\mu.m[/tex], bước sóng bức xạ trong nước là [tex]\lambda=0,29\mu.m[/tex]. Tìm động năng ban đầu cực đại electron quang điện
A. 0                                    B. [tex]2,28.10^{-20}(J)[/tex]                                C. [tex]2.10^{-19}(J)[/tex]                                       D. [tex]1,5.10^{-20}(J)[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: P6: Lượng tử 2014
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 11:20:43 pm Ngày 31 Tháng Ba, 2014
Câu 6:
Chiếu bức xạ [tex]\lambda=0,3\mu.m[/tex] vào tấm kim loại của tế bào quang điện có giới hạn quang điện [tex]\lambda_0=0,35\mu.m[/tex]. đặt vào 2 đầu AK một điện áp U=50V. Động năng đến A không thể là giá trị nào.
A. [tex]8,09.10^{-18}(J)[/tex]                     B. [tex]8.10^{-8}(J)[/tex]                             C. [tex]8,05.10^{-8}(J)[/tex]                        D. [tex]8,2.10^{-18}(J)[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: P6: Lượng tử 2014
Gửi bởi: leaflife trong 12:16:11 pm Ngày 27 Tháng Năm, 2014
Câu 5:
Chiếu bức xạ vào một tấm kim loại đặt trong nước có chiết suất đối với bức xạ là n=1,5. biết bước sóng giới hạn kim loại là [tex]\lambda_0=0,3\mu.m[/tex], bước sóng bức xạ trong nước là [tex]\lambda=0,29\mu.m[/tex]. Tìm động năng ban đầu cực đại electron quang điện
A. 0                                    B. [tex]2,28.10^{-20}(J)[/tex]                                C. [tex]2.10^{-19}(J)[/tex]                                       D. [tex]1,5.10^{-20}(J)[/tex]
*tấm kim loại có công thoát là A=4,14 eV
*năng lượng của ánh sáng là: [tex]\varepsilon =\frac{1,242}{0,29.1,5}=2,855<A[/tex]
=> không xảy ra hiện tượng quang điện
=> chọn A
P/S: có lẽ sai, mong thầy chỉ dạy


Tiêu đề: Trả lời: P6: Lượng tử 2014
Gửi bởi: leaflife trong 12:33:12 pm Ngày 27 Tháng Năm, 2014
Câu 6:
Chiếu bức xạ [tex]\lambda=0,3\mu.m[/tex] vào tấm kim loại của tế bào quang điện có giới hạn quang điện [tex]\lambda_0=0,35\mu.m[/tex]. đặt vào 2 đầu AK một điện áp U=50V. Động năng đến A không thể là giá trị nào.
A. [tex]8,09.10^{-18}(J)[/tex]                     B. [tex]8.10^{-8}(J)[/tex]                             C. [tex]8,05.10^{-8}(J)[/tex]                        D. [tex]8,2.10^{-18}(J)[/tex]
động năng cực đại của e ngay sau khi bật ra là [tex]W_{0max}=\varepsilon -A=0,59eV[/tex]
=> động năng cực đại khi đến A là[tex]W_{max}=50+0,59=50,59eV=8,09.10^{-18}J[/tex]
 => tất cả các e đều có năng lượng [tex]W\leq W_{max}=8,09.10^{-18}[/tex]
đề hỏi động năng đến A KHÔNG thể là giá trị nào, vậy B,C,D đều đúng  ??? ??? ??? ???
lời giải của em có chỗ nào sai chăng?
mong các thầy chỉ dạy [-O< [-O< [-O<


Tiêu đề: Trả lời: P6: Lượng tử 2014
Gửi bởi: Mai Minh Tiến trong 12:41:34 pm Ngày 08 Tháng Sáu, 2014
Câu 5:
Chiếu bức xạ vào một tấm kim loại đặt trong nước có chiết suất đối với bức xạ là n=1,5. biết bước sóng giới hạn kim loại là [tex]\lambda_0=0,3\mu.m[/tex], bước sóng bức xạ trong nước là [tex]\lambda=0,29\mu.m[/tex]. Tìm động năng ban đầu cực đại electron quang điện
A. 0                                    B. [tex]2,28.10^{-20}(J)[/tex]                                C. [tex]2.10^{-19}(J)[/tex]                                       D. [tex]1,5.10^{-20}(J)[/tex]
lamda' = lamda/ n
hc/ lamda' = hc/ lamda + Wđ
=> Wđ = ....
chọn B


Tiêu đề: Trả lời: P6: Lượng tử 2014
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 05:25:46 pm Ngày 12 Tháng Sáu, 2014
Câu 7: Một ống Rơn ghen hoạt động với cường độ dòng điện qua ống là 5mA .Bỏ qua động năng ban đầu của phat xa nhiệt từ ca tốt .Biết chỉ có 1% năng lượng của chùm êlectron được chuyển hoacủa phôtn tia X và năng lượng trung bình của các phôtn sinh ra bằng 50% năng lượng của phôtn ứng với bước sóng ngắn nhất .Số phôton tia Rơnghen phát ra trong mỗi giây
         A, 5,25.10^13                         B. 6,25.10^14                           C. 7,,12.10^13                       D. 8,12.10^15