Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: Điền Quang trong 11:36:44 am Ngày 01 Tháng Mười, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=18420



Tiêu đề: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: Điền Quang trong 11:36:44 am Ngày 01 Tháng Mười, 2013
TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC 2014 - PHẦN 5: SÓNG ÁNH SÁNG

Đề chuẩn bị cho kỳ thi đại học 2014, Diễn Đàn TVVL tiếp tục xây dựng hệ thống topic TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC.

Tại đây các mod sẽ đưa ra các câu hỏi về phần SÓNG ÁNH SÁNG, các em học sinh sẽ trả lời.

Chú ý: Đây không phải là nơi hỏi bài, do đó bài đăng vào đây để nhờ giải giúp sẽ bị xóa!

Các mod vui lòng đánh số câu hỏi theo thứ tự!

Xin chân thành cảm ơn các thầy/cô và các em học sinh đã dành thời gian tham gia!


Tiêu đề: Trả lời: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: Điền Quang trong 12:15:54 pm Ngày 08 Tháng Mười, 2013
Câu 1: Trong thí nghiệm giao thoa khe Young, khe S phát ra đồng thời 3 ánh sáng đơn sắc, có bước sóng tương ứng là [tex]\lambda _{1}= 0,4\mu m; \lambda _{2}= 0,48\mu m; \lambda _{3}= 0,64\mu m[/tex]. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu trùng với vân trung tâm, quan sát thấy số vân sáng không phải đơn sắc là:
A. 11.                   B.  10.                     C.  9.                      D.  8.


Tiêu đề: Trả lời: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: Ngọc Anh trong 04:46:46 pm Ngày 10 Tháng Mười, 2013
              lập tỉ số
               [tex]\lambda _{1} : \lambda _{2} : \lambda _{3} = 5 :6 :8[/tex]
              số vân sáng ko phải đơn sắc chính là tổng các vân sáng trùng nhau giữa các cặp bức xạ
              số vân trùng của [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{2}[/tex] là bội chung của 5 va 6 ( không vượt qua 120 ) là 30, 60, 90 => có 3 vị trí trùng
             tương tự, số vân trùng của [tex]\lambda _{2}[/tex] và [tex]\lambda _{3}[/tex] là bội chung của 6 va 8 : 24, 48, 72, 96 => có 4 vị trí trùng
            số vân trùng của [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{3}[/tex] là bội chung của 5 va 8: 40, 80 => có 2 vị trí trùng
            Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu trùng với vân trung tâm, quan sát thấy số vân sáng không phải đơn sắc là: 4 +3 +2 = 9 => chọn C


Tiêu đề: Trả lời: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: superburglar trong 05:02:07 pm Ngày 10 Tháng Mười, 2013
              lập tỉ số
               [tex]\lambda _{1} : \lambda _{2} : \lambda _{3} = 5 :6 :8[/tex]
              số vân sáng ko phải đơn sắc chính là tổng các vân sáng trùng nhau giữa các cặp bức xạ
              số vân trùng của [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{2}[/tex] là bội chung của 5 va 6 ( không vượt qua 120 ) là 30, 60, 90 => có 3 vị trí trùng
             tương tự, số vân trùng của [tex]\lambda _{2}[/tex] và [tex]\lambda _{3}[/tex] là bội chung của 6 va 8 : 24, 48, 72, 96 => có 4 vị trí trùng
            số vân trùng của [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{3}[/tex] là bội chung của 5 va 8: 40, 80 => có 2 vị trí trùng
            Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu trùng với vân trung tâm, quan sát thấy số vân sáng không phải đơn sắc là: 4 +3 +2 = 9 => chọn C

Hình như bài này có công thức tổng quát đó bạn.


Tiêu đề: Trả lời: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: Ngọc Anh trong 05:09:52 pm Ngày 10 Tháng Mười, 2013
              lập tỉ số
               [tex]\lambda _{1} : \lambda _{2} : \lambda _{3} = 5 :6 :8[/tex]
              số vân sáng ko phải đơn sắc chính là tổng các vân sáng trùng nhau giữa các cặp bức xạ
              số vân trùng của [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{2}[/tex] là bội chung của 5 va 6 ( không vượt qua 120 ) là 30, 60, 90 => có 3 vị trí trùng
             tương tự, số vân trùng của [tex]\lambda _{2}[/tex] và [tex]\lambda _{3}[/tex] là bội chung của 6 va 8 : 24, 48, 72, 96 => có 4 vị trí trùng
            số vân trùng của [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{3}[/tex] là bội chung của 5 va 8: 40, 80 => có 2 vị trí trùng
            Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu trùng với vân trung tâm, quan sát thấy số vân sáng không phải đơn sắc là: 4 +3 +2 = 9 => chọn C

Hình như bài này có công thức tổng quát đó bạn.

thế à? Minh khong biet?. Công thức đó là gì vậy bạn?  ^-^


Tiêu đề: Trả lời: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: BackSpace trong 05:52:54 pm Ngày 28 Tháng Mười, 2013
              lập tỉ số
               [tex]\lambda _{1} : \lambda _{2} : \lambda _{3} = 5 :6 :8[/tex]
              số vân sáng ko phải đơn sắc chính là tổng các vân sáng trùng nhau giữa các cặp bức xạ
              số vân trùng của [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{2}[/tex] là bội chung của 5 va 6 ( không vượt qua 120 ) là 30, 60, 90 => có 3 vị trí trùng
             tương tự, số vân trùng của [tex]\lambda _{2}[/tex] và [tex]\lambda _{3}[/tex] là bội chung của 6 va 8 : 24, 48, 72, 96 => có 4 vị trí trùng
            số vân trùng của [tex]\lambda _{1}[/tex] và [tex]\lambda _{3}[/tex] là bội chung của 5 va 8: 40, 80 => có 2 vị trí trùng
            Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu trùng với vân trung tâm, quan sát thấy số vân sáng không phải đơn sắc là: 4 +3 +2 = 9 => chọn C

Hình như bài này có công thức tổng quát đó bạn.

thế à? Minh khong biet?. Công thức đó là gì vậy bạn?  ^-^

Làm gì có công thức nào tổng quát để tính phần này đâu, hình như bạn nhớ lẫn sang phần khác rồi.

Thầy k post tiếp câu hỏi lên nữa ạ? Em post 1 bài nhé! ;)

Bài 2:
Cho hai nguồn sáng kết hợp S1 và S2 cách nhau một khoảng a = 5mm và cách màn E một khoảng D = 2m. Người ta đặt thêm một bản mặt song song L có chiết suất n = 1,5 và độ dày e = 1mm trên đường đi của chùm tia sáng xuất hiện từ S1 đến màn. Khi thay bản mặt L bằng một bản mặt song song L' có cùng độ dày, chiết suất n', người ta thấy vân sáng trung tâm dịch thêm một đoạn 8 cm so với khi có L. Tính chiết suất n' của L'.

A. 4/3
B. 1,4
C. 1,45
D. 1,52​


Tiêu đề: Trả lời: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 03:45:12 pm Ngày 31 Tháng Mười Hai, 2013
Bài 3: Trong giao thoa khe young với hai bức xạ [tex]\lambda_1=0,45\mu.m[/tex]. Biết Trong khoảng giữa 3 vân trùng người ta đếm được 17 vân sáng (tính luôn 3 vân trùng). Tìm bước sóng [tex]\lambda_2[/tex] có thể là.
A.0,5625[tex]\mu.m[/tex]                B.0,6625[tex]\mu.m[/tex]                   C.0,625[tex]\mu.m[/tex]                     D.0,4625[tex]\mu.m[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: Mai Nguyên trong 12:47:46 pm Ngày 01 Tháng Giêng, 2014
Bài 3: Trong giao thoa khe young với hai bức xạ [tex]\lambda_1=0,45\mu.m[/tex]. Biết Trong khoảng giữa 3 vân trùng người ta đếm được 17 vân sáng (tính luôn 3 vân trùng). Tìm bước sóng [tex]\lambda_2[/tex] có thể là.
A.0,5625[tex]\mu.m[/tex]                B.0,6625[tex]\mu.m[/tex]                   C.0,625[tex]\mu.m[/tex]                     D.0,4625[tex]\mu.m[/tex]

Giữa 2 vân trùng có 9 vân sáng tính cả 2 vân trùng trong đó có k vân sáng đơn sắc của bức xạ 1 và 7-k vân sáng đơn sắc của bức xạ 2 ([tex]0\le k \le 7[/tex], k+1 và 6-k nguyên tố cùng nhau)

Khi đó [tex](k+1)\lambda_1=(8-k)\lambda_2 \rightarrow 0,84 \le \dfrac{k+1}{8-k}=\dfrac{\lamda_2}{\lambda_1} \le 1,69 \rightarrow 3,1<k<4,65 \rightarrow k=4 \rightarrow \lambda_2=0,5625 \mu m[/tex]

Chọn A

Cách của em hơi lằng nhằng thì phải ^^!


Tiêu đề: Trả lời: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:07:42 am Ngày 03 Tháng Giêng, 2014
Bài 3: Trong giao thoa khe young với hai bức xạ [tex]\lambda_1=0,45\mu.m[/tex]. Biết Trong khoảng giữa 3 vân trùng người ta đếm được 17 vân sáng (tính luôn 3 vân trùng). Tìm bước sóng [tex]\lambda_2[/tex] có thể là.
A.0,5625[tex]\mu.m[/tex]                B.0,6625[tex]\mu.m[/tex]                   C.0,625[tex]\mu.m[/tex]                     D.0,4625[tex]\mu.m[/tex]

Giữa 2 vân trùng có 9 vân sáng tính cả 2 vân trùng trong đó có k vân sáng đơn sắc của bức xạ 1 và 7-k vân sáng đơn sắc của bức xạ 2 ([tex]0\le k \le 7[/tex], k+1 và 6-k nguyên tố cùng nhau)

Khi đó [tex](k+1)\lambda_1=(8-k)\lambda_2 \rightarrow 0,84 \le \dfrac{k+1}{8-k}=\dfrac{\lamda_2}{\lambda_1} \le 1,69 \rightarrow 3,1<k<4,65 \rightarrow k=4 \rightarrow \lambda_2=0,5625 \mu m[/tex]

Chọn A

Cách của em hơi lằng nhằng thì phải ^^!
cách này là OK rùi, nhưng bước giải bất Đẳng thức nên dùng mode table để tìm luôn bước sóng khỏi phải qua k


Tiêu đề: Trả lời: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 03:17:17 pm Ngày 13 Tháng Giêng, 2014
Câu 4: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, a = 0,5mm, D = 2m. Nguồn sáng gồm hai bức xạ [tex]\lambda _1=450nm;\lambda _2=600nm[/tex]. Trên màn quan sát, tính từ vân sáng trung tâm O, M và N theo thứ tự là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và là hai vân sáng cùng màu vân trung tâm. M cách O 14,4mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là 5. Vậy N cách vân trung tâm:
  A. 21,6mm                        B. 43,2mm                            C. 28,8mm                              D. 23,4mm


Tiêu đề: Trả lời: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: Mai Minh Tiến trong 07:10:24 pm Ngày 16 Tháng Giêng, 2014
Câu 4: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, a = 0,5mm, D = 2m. Nguồn sáng gồm hai bức xạ [tex]\lambda _1=450nm;\lambda _2=600nm[/tex]. Trên màn quan sát, tính từ vân sáng trung tâm O, M và N theo thứ tự là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và là hai vân sáng cùng màu vân trung tâm. M cách O 14,4mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là 5. Vậy N cách vân trung tâm:
  A. 21,6mm                        B. 43,2mm                            C. 28,8mm                              D. 23,4mm

i1 = 1,8
i2= 2,4
vs trùng nhau
k1.lamda1 = k2.lamda2
k1/k2= lamda2/ lamda1  = 4/3
5 vân trùng nhau => tại n là ca thứ 20 của lamda1 => om = 36 mm
=> mn = 21,6


Tiêu đề: Trả lời: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 09:29:07 pm Ngày 16 Tháng Giêng, 2014
Câu 4: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, a = 0,5mm, D = 2m. Nguồn sáng gồm hai bức xạ [tex]\lambda _1=450nm;\lambda _2=600nm[/tex]. Trên màn quan sát, tính từ vân sáng trung tâm O, M và N theo thứ tự là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và là hai vân sáng cùng màu vân trung tâm. M cách O 14,4mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là 5. Vậy N cách vân trung tâm:
  A. 21,6mm                        B. 43,2mm                            C. 28,8mm                              D. 23,4mm

i1 = 1,8
i2= 2,4
vs trùng nhau
k1.lamda1 = k2.lamda2
k1/k2= lamda2/ lamda1  = 4/3
5 vân trùng nhau => tại n là ca thứ 20 của lamda1 => om = 36 mm
=> mn = 21,6

Chưa chính xác, đề cho M cách O 14,4mm mà.

Dễ thấy trên MN có 5 vị trí cùng màu O (kể cả M, N) => [tex]MN=4x_m_i_n[/tex] = 4.4i1 = 28,8mm

Với [tex]x_m_i_n[/tex] là khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân cùng màu O.

=> ON = OM + MN = 43,2mm.



Tiêu đề: Trả lời: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: Mai Minh Tiến trong 01:34:34 pm Ngày 17 Tháng Giêng, 2014
Câu 4: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, a = 0,5mm, D = 2m. Nguồn sáng gồm hai bức xạ [tex]\lambda _1=450nm;\lambda _2=600nm[/tex]. Trên màn quan sát, tính từ vân sáng trung tâm O, M và N theo thứ tự là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và là hai vân sáng cùng màu vân trung tâm. M cách O 14,4mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là 5. Vậy N cách vân trung tâm:
  A. 21,6mm                        B. 43,2mm                            C. 28,8mm                              D. 23,4mm

i1 = 1,8
i2= 2,4
vs trùng nhau
k1.lamda1 = k2.lamda2
k1/k2= lamda2/ lamda1  = 4/3
5 vân trùng nhau => tại n là ca thứ 20 của lamda1 => om = 36 mm
=> mn = 21,6

Chưa chính xác, đề cho M cách O 14,4mm mà.

Dễ thấy trên MN có 5 vị trí cùng màu O (kể cả M, N) => [tex]MN=4x_m_i_n[/tex] = 4.4i1 = 28,8mm

Với [tex]x_m_i_n[/tex] là khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân cùng màu O.

=> ON = OM + MN = 43,2mm.



e làm nhầm ^^


Tiêu đề: Trả lời: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 09:36:41 am Ngày 02 Tháng Ba, 2014
Câu 8: Biết ánh sáng khả kiến có bước sóng [tex]0,38 \mu.m <= \lambda <= 0,76 \mu.m.[/tex] Trong quang phổ hydro có bao nhiêu bức xạ trong vùng ánh sáng khả kiến trên.
A. 4                               B.6                          C.8                          D.9


Tiêu đề: Trả lời: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 11:31:17 pm Ngày 31 Tháng Ba, 2014
Câu 8: Biết ánh sáng khả kiến có bước sóng [tex]0,38 \mu.m <= \lambda <= 0,76 \mu.m.[/tex] Trong quang phổ hydro có bao nhiêu bức xạ trong vùng ánh sáng khả kiến trên.
A. 4                               B.6                          C.8                          D.9
Hướng dẫn:
Vùng ánh sáng khả kiến tương ứng các tia thuộc dẫy banme
==> [tex]En-E2=hc/\lambda[/tex] ==> [tex]\lambda=\frac{hc}{13,6(1/4+1/n^2)*1,6.10^{-19}}[/tex]
==> Dùng mode table chặn từ [tex]0,38\mu.m <= \lambda <=0,76\mu.m[/tex] ==> n={10,..,3} ==> 8 bx


Tiêu đề: Trả lời: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 11:44:12 am Ngày 18 Tháng Năm, 2014
Câu 9: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sang trắng có bước sóng [tex]0,39\mu m\leq \lambda \leq 0,76\mu \mu m[/tex]
  , khoảng cách hai khe S1S2 là 1mm, khoảng cách từ  mặt phẳng hai khe tới màn là 1m. Trên bề rộng L = 2,34mm của màn ảnh (vân trắng trung tâm ở chính giữa). Số vân sáng màu có bước sóng [tex]\lambda =0,585\mu m[/tex]
  quan sát thấy là:
A. 5   B. 2   C. 4   D. 3


Tiêu đề: Trả lời: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: Vp3.kilo trong 09:22:01 pm Ngày 18 Tháng Năm, 2014
Câu 9: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sang trắng có bước sóng [tex]0,39\mu m\leq \lambda \leq 0,76\mu \mu m[/tex]
  , khoảng cách hai khe S1S2 là 1mm, khoảng cách từ  mặt phẳng hai khe tới màn là 1m. Trên bề rộng L = 2,34mm của màn ảnh (vân trắng trung tâm ở chính giữa). Số vân sáng màu có bước sóng [tex]\lambda =0,585\mu m[/tex]
  quan sát thấy là:
A. 5   B. 2   C. 4   D. 3
Giả sử ab là 2 điểm đối xúng nhau qua o, ab=l nên oa=1.17. Số vân sáng của [tex]\lambda =0,585\mu m[/tex] là 2.
Xét tại A xem có vân sáng nào trùng với nó ko? thì thấy có 1 là [tex]\lambda =0,39\mu m[/tex] nên trong khoảng oa chỉ còn 1 vân sáng màu đó[tex]\Rightarrow[/tex] ab có 2 vân[tex]\Rightarrow[/tex] B


Tiêu đề: Trả lời: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: cuongthich trong 12:07:19 am Ngày 01 Tháng Sáu, 2014
Câu 10: (trích chuyên hà tĩnh lần 4)
Một học sinh tiến hành đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa khe Y-âng. Học sinh đó đo khoảng cách 2 khe [tex]a=1,2 +-0.03mm[/tex] khoảng cách từ 2 khe đến màn D= 1,6+ -0,05mm, độ rộng 10 khoảng vân
L= 8+ - 0,16mm.sai số tương đối của phép đo là:
A. 7,63%                               B. 0,96%                                 C. 1.6%                                   D. 5,83%


Tiêu đề: Trả lời: P5: Sóng ánh sáng 2014
Gửi bởi: Mai Minh Tiến trong 12:37:43 pm Ngày 08 Tháng Sáu, 2014
Câu 10: (trích chuyên hà tĩnh lần 4)
Một học sinh tiến hành đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa khe Y-âng. Học sinh đó đo khoảng cách 2 khe [tex]a=1,2 +-0.03mm[/tex] khoảng cách từ 2 khe đến màn D= 1,6+ -0,05mm, độ rộng 10 khoảng vân
L= 8+ - 0,16mm.sai số tương đối của phép đo là:
A. 7,63%                               B. 0,96%                                 C. 1.6%                                   D. 5,83%


e thấy bài này hơi lan man ra ngoài cái thi