Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: Điền Quang trong 11:30:08 am Ngày 01 Tháng Mười, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=18418



Tiêu đề: P3: Sóng điện từ 2014
Gửi bởi: Điền Quang trong 11:30:08 am Ngày 01 Tháng Mười, 2013
TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC 2014 - PHẦN 3: SÓNG ĐIỆN TỪ

Đề chuẩn bị cho kỳ thi đại học 2014, Diễn Đàn TVVL tiếp tục xây dựng hệ thống topic TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC.

Tại đây các mod sẽ đưa ra các câu hỏi về phần SÓNG ĐIỆN TỪ, các em học sinh sẽ trả lời.

Chú ý: Đây không phải là nơi hỏi bài, do đó bài đăng vào đây để nhờ giải giúp sẽ bị xóa!

Các mod vui lòng đánh số câu hỏi theo thứ tự!

Xin chân thành cảm ơn các thầy/cô và các em học sinh đã dành thời gian tham gia!


Tiêu đề: Trả lời: P3: Sóng điện từ 2014
Gửi bởi: Điền Quang trong 10:14:31 am Ngày 08 Tháng Mười, 2013
Câu 1. Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số của dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 780kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1kHz thực hiện một dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là:

A. 780                                     B. 390                                     C. 1560                               D. 195


Tiêu đề: Trả lời: P3: Sóng điện từ 2014
Gửi bởi: leaflife trong 11:22:52 pm Ngày 08 Tháng Mười, 2013
ta có [tex]\frac{n_1}{n_2}=\frac{f_1}{f_2}[/tex]
=>[tex] n_2 =780[/tex]
chọn A


Tiêu đề: Trả lời: P3: Sóng điện từ 2014
Gửi bởi: cuongthich trong 07:54:09 am Ngày 26 Tháng Năm, 2014
Câu 2:  Cho 2 mạch LC dao động  điều hòa cùng tần số f. điện tích cực đại trên tụ 1 và 2 lần lượt là Q1 và Q2  thỏa mản [tex]Q1+Q2=8.10^{-6}C[/tex]. tại một thòi điểm khi mạch 1 có điện tích và dọng điệ là q1 và i1 thì mạch 2 là q2 và i2 thỏa mản : [tex]q_{1}i_{2}+q_{2}i_{1}=6.10^{-9}[/tex]
 giá trị nhỏ nhất của f là :
A. 63,66Hz                   B. 59,68Hz                                    C 38,19Hz                                    D. 76,39Hz


Tiêu đề: Trả lời: P3: Sóng điện từ 2014
Gửi bởi: leaflife trong 11:53:23 am Ngày 27 Tháng Năm, 2014
Câu 2:  Cho 2 mạch LC dao động  điều hòa cùng tần số f. điện tích cực đại trên tụ 1 và 2 lần lượt là Q1 và Q2  thỏa mản [tex]Q1+Q2=8.10^{-6}C[/tex]. tại một thòi điểm khi mạch 1 có điện tích và dọng điệ là q1 và i1 thì mạch 2 là q2 và i2 thỏa mản : [tex]q_{1}i_{2}+q_{2}i_{1}=6.10^{-9}[/tex]
 giá trị nhỏ nhất của f là :
A. 63,66Hz                   B. 59,68Hz                                    C 38,19Hz                                    D. 76,39Hz
gọi độ lệch pha giữa [tex]q_1[/tex] và [tex]q_2[/tex] là [tex]\Delta \varphi[/tex]
=>xét tại thời điểm [tex]q_1=0[/tex]:
          [tex] I_1=max=Q_1[/tex]. [tex]\omega[/tex]
          [tex] q_2=Q_2.sin( \Delta \varphi)[/tex]
thay vào pt  [tex]q_{1}i_{2}+q_{2}i_{1}=6.10^{-9}[/tex] được [tex]Q_1Q_2 \omega sin( \Delta \varphi)=6.10^{-9}[/tex]
=>[tex]\omega =\frac{6.10^{-9}}{Q_1Q_2sin( \Delta \varphi)}[/tex]

mà áp dụng bất đẳng thức côsi:
[tex]8.10^{-6}=Q_1+Q_2\geq 2\sqrt{Q_1Q_2} \Rightarrow Q_1Q_2\leq 1,6.10^{-11}[/tex]
 [tex]sin( \Delta \varphi) \leq 1[/tex]
thay vào biểu thức [tex]\omega[/tex] được [tex]\omega \geq 375[/tex]
=>[tex]f \geq 59,68Hz[/tex]
chọn B
P/S: bài tập rất hay, cảm ơn thầy


Tiêu đề: Trả lời: P3: Sóng điện từ 2014
Gửi bởi: cuongthich trong 03:23:05 pm Ngày 27 Tháng Năm, 2014
Câu 2:  Cho 2 mạch LC dao động  điều hòa cùng tần số f. điện tích cực đại trên tụ 1 và 2 lần lượt là Q1 và Q2  thỏa mản [tex]Q1+Q2=8.10^{-6}C[/tex]. tại một thòi điểm khi mạch 1 có điện tích và dọng điệ là q1 và i1 thì mạch 2 là q2 và i2 thỏa mản : [tex]q_{1}i_{2}+q_{2}i_{1}=6.10^{-9}[/tex]
 giá trị nhỏ nhất của f là :
A. 63,66Hz                   B. 59,68Hz                                    C 38,19Hz                                    D. 76,39Hz
gọi độ lệch pha giữa [tex]q_1[/tex] và [tex]q_2[/tex] là [tex]\Delta \varphi[/tex]
=>xét tại thời điểm [tex]q_1=0[/tex]:
          [tex] I_1=max=Q_1[/tex]. [tex]\omega[/tex]
          [tex] q_2=Q_2.sin( \Delta \varphi)[/tex]
thay vào pt  [tex]q_{1}i_{2}+q_{2}i_{1}=6.10^{-9}[/tex] được [tex]Q_1Q_2 \omega sin( \Delta \varphi)=6.10^{-9}[/tex]
=>[tex]\omega =\frac{6.10^{-9}}{Q_1Q_2sin( \Delta \varphi)}[/tex]

mà áp dụng bất đẳng thức côsi:
[tex]8.10^{-6}=Q_1+Q_2\geq 2\sqrt{Q_1Q_2} \Rightarrow Q_1Q_2\leq 1,6.10^{-11}[/tex]
 [tex]sin( \Delta \varphi) \leq 1[/tex]
thay vào biểu thức [tex]\omega[/tex] được [tex]\omega \geq 375[/tex]
=>[tex]f \geq 59,68Hz[/tex]
chọn B
P/S: bài tập rất hay, cảm ơn thầy
em giải chính xác rồi


Tiêu đề: Trả lời: P3: Sóng điện từ 2014
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 05:21:51 pm Ngày 12 Tháng Sáu, 2014
Câu 3: Cho mạch dao động điện gồm cuộn dây có tự cảm L = 0,2H và điện trở hoat động là R0 = 5Ω; điện trở R = 18Ω, khép kín qua tụ có điện dung C = 100µF Tụ điện được nạp điện băng nguồn một chiều  có suất điện động E = 12V, điện trở trong r = 1Ω, khi trạng thái trong mạch đã ổn định người ta ngắt nguồn . Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở Ro trong thời gian từ khi tháo nguồn đến khi dao động trong mạch tắt hoàn toàn? (Bỏ qua mất mát năng lượng do bức xạ điện từ).
   A.   4246/368mJ      B.   2529/368 mJ                         C. 25mJ               D. 24,74 mJ