Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Mai Nguyên trong 08:07:47 pm Ngày 30 Tháng Chín, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=18411



Tiêu đề: Bài điện xoay chiều
Gửi bởi: Mai Nguyên trong 08:07:47 pm Ngày 30 Tháng Chín, 2013
Mắc vào đèn neon 1 nguồn điện xoay chiều [tex]u=220\sqrt{2} \sin 100 \pi t[/tex]. Đèn chỉ sáng khi [tex] U_Đ \leq 110\sqrt{2}[/tex]
Xác định khoảng thời gian đèn sáng trong 1 chu kỳ

Nhờ mọi người giúp đỡ, giải kỹ giùm em ạ ^^


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều
Gửi bởi: Điền Quang trong 09:35:27 pm Ngày 30 Tháng Chín, 2013
Bài này ta dùng đường tròn để giải. Vị trí cần xét là [tex]u = \pm 110\sqrt{2}= \pm \frac{220\sqrt{2}}{2}[/tex]

Dùng đường tròn, em xét những cung tròn nào thì thỏa điều kiện [tex]\left| u\right| \leq 110\sqrt{2}[/tex], sau đó tính tổng thời gian trên các cung đó là ra kết quả.
 


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều
Gửi bởi: ngochocly trong 11:03:12 pm Ngày 30 Tháng Chín, 2013
Mắc vào đèn neon 1 nguồn điện xoay chiều [tex]u=220\sqrt{2} \sin 100 \pi t[/tex]. Đèn chỉ sáng khi [tex] U_Đ \leq 110\sqrt{2}[/tex]
Xác định khoảng thời gian đèn sáng trong 1 chu kỳ

Nhờ mọi người giúp đỡ, giải kỹ giùm em ạ ^^

Hình như MN nhầm đề, đèn sáng khi u >=110[tex] \sqrt{2}=Uo/2[/tex]  :D
1 chu kỳ ứng với 1 vòng tròn.
Thời gian đèn sáng ứng với các cung tròn màu đỏ.
[tex]t=\varphi / \omega =\frac{4\pi /3}{100 \pi}=4/300s[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều
Gửi bởi: Mai Nguyên trong 11:34:12 pm Ngày 30 Tháng Chín, 2013
Đúng là U lơn hơn, mà lúc nhìn ra k sửa được bài nữa. Cảm ơn thầy và bạn Ngốc ạ ^^~

Mà cho em hỏi, sao lại xét [tex]u=110\sqrt{2}[/tex] ạ ? Em tưởng cứ u nhỏ thành U lớn thì phải chia căn 2 chứ ạ ^^!


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều
Gửi bởi: luongvatly trong 11:52:12 pm Ngày 30 Tháng Chín, 2013
Em vào link này tải tài liệu về đọc sẽ biết:
http://thuvienvatly.com/download/37942

chuc em vui !


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều
Gửi bởi: Mai Nguyên trong 11:57:15 pm Ngày 30 Tháng Chín, 2013
Thầy/ Cô dẫn lại link hộ em đc k ạ ? Em k vào được ^^!


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều
Gửi bởi: SầuRiêng trong 09:58:35 am Ngày 01 Tháng Mười, 2013
Hi.  Bài trên Mod xóa giúp em với ạ! Em cảm ơn!


Mà cho em hỏi, sao lại xét [tex]u=110\sqrt{2}[/tex] ạ ? Em tưởng cứ u nhỏ thành U lớn thì phải chia căn 2 chứ ạ ^^!
[tex]u=110\sqrt{2}[/tex] là giá trị tức thời. (u nhỏ là tức thời, U lớn là hiệu dụng, Uo lớn là cực đại)
Chỉ có giá trị hiệu dụng mới bằng giá trị cực đại chia căn 2 (U=Uo/[tex]\sqrt{2}[/tex])
Đề đầy đủ phải nói: đèn sáng khi hđt có độ lớn >=[tex]110\sqrt{2}[/tex]
Và biểu thức đầy đủ là |u|>=[tex]110\sqrt{2}[/tex].

MN có thể hiểu bài này như dđđh:
Một vật dđđh với p.trình [tex]u=220\sqrt{2} \sin 100 \pi t.[/tex] (với u là li độ, 220căn2 là biên độ)  
Xác định khoảng thời gian mà li độ vật có độ lớn >=[tex]110\sqrt{2}[/tex] trong 1 chu kỵ ^-^


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều
Gửi bởi: Mai Nguyên trong 12:14:26 am Ngày 02 Tháng Mười, 2013
Cảm ơn bạn Sầu Riêng ^^~, mà cho t hỏi nốt. Bản chất thực sự của giá trị hiệu dụng và cực đại (hay tức thời gì đó). Vì sao thực tiễn dùng U hiệu dụng mà k dùng mấy cái u kia ?


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều
Gửi bởi: SầuRiêng trong 04:25:44 pm Ngày 02 Tháng Mười, 2013
Cảm ơn bạn Sầu Riêng ^^~, mà cho t hỏi nốt. Bản chất thực sự của giá trị hiệu dụng và cực đại (hay tức thời gì đó). Vì sao thực tiễn dùng U hiệu dụng mà k dùng mấy cái u kia ?
:P MN xem tạm cái này nhé!
Đừng chú ý công thức, xem mấy dòng chữ thui!
Xem thêm SGK về định nghĩa giá trị hiệu dụng nữa nha!
http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1_tr%E1%BB%8B_hi%E1%BB%87u_d%E1%BB%A5ng
Nói chung là vì gthd trong điện xoay chiều được dùng như các giá trị trong dòng một chiều.
Đưa ra giá trị này thì có thể dùng theo các định luật Ampe về dòng điện.
Mình nghĩ thế! :D
Có khám phá j mới thì nói mình bít với nha! G luck!