Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: hoalansao11 trong 10:16:27 pm Ngày 13 Tháng Chín, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=18243



Tiêu đề: Bài tập con lắc lò xo
Gửi bởi: hoalansao11 trong 10:16:27 pm Ngày 13 Tháng Chín, 2013
Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kỳ T. Xét trong một chu kỳ dao động thì thời gian độ lớn gia tốc a của vật nhỏ hơn gia tốc rơi tự do g là T/3. Biên độ dao động A của vật nặng tính theo độ dãn [tex]\Delta lo[/tex] của lò xo khi vật nặng ở VTCB?

Mong Thầy, Cô và các bạn giải giúp mình bài này!
                                                                                                                                              Chân thành cảm ơn mọi người!




Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo
Gửi bởi: Trịnh Minh Hiệp trong 10:55:44 pm Ngày 13 Tháng Chín, 2013
Em xem HD


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo
Gửi bởi: huongduongqn trong 11:05:27 pm Ngày 13 Tháng Chín, 2013
Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kỳ T. Xét trong một chu kỳ dao động thì thời gian độ lớn gia tốc a của vật nhỏ hơn gia tốc rơi tự do g là T/3. Biên độ dao động A của vật nặng tính theo độ dãn [tex]\Delta lo[/tex] của lò xo khi vật nặng ở VTCB?

Mong Thầy, Cô và các bạn giải giúp mình bài này!
                                                                                                                                              Chân thành cảm ơn mọi người!




Bạn coi hình sau nha



Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo
Gửi bởi: hoalansao11 trong 11:12:04 pm Ngày 13 Tháng Chín, 2013
Bài này E không hiểu làm thế nào để tìm được mối liên hệ giữa gia tốc trọng trường và gia tốc của vật Thầy a., e lại cho thời gian T/ 3 là thời gian dãn.


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo
Gửi bởi: huongduongqn trong 11:12:43 pm Ngày 13 Tháng Chín, 2013
Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kỳ T. Xét trong một chu kỳ dao động thì thời gian độ lớn gia tốc a của vật nhỏ hơn gia tốc rơi tự do g là T/3. Biên độ dao động A của vật nặng tính theo độ dãn [tex]\Delta lo[/tex] của lò xo khi vật nặng ở VTCB?

Mong Thầy, Cô và các bạn giải giúp mình bài này!
                                                                                                                                              Chân thành cảm ơn mọi người!





Bạn coi hình sau nha


Mình đọc sai đề bài
Mình giải lại nha


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo
Gửi bởi: Trịnh Minh Hiệp trong 11:15:45 pm Ngày 13 Tháng Chín, 2013
Bài này E không hiểu làm thế nào để tìm được mối liên hệ giữa gia tốc trọng trường và gia tốc của vật Thầy a., e lại cho thời gian T/ 3 là thời gian dãn.
Vì a thuộc đoạn từ -g đến g. Và đoạn T/12 => g = a(max)/2


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo
Gửi bởi: huongduongqn trong 11:16:09 pm Ngày 13 Tháng Chín, 2013
Bài này E không hiểu làm thế nào để tìm được mối liên hệ giữa gia tốc trọng trường và gia tốc của vật Thầy a., e lại cho thời gian T/ 3 là thời gian dãn.
Khi trước mình đọc nhầm đề nên giải lại rồi bạn coi hình tròn mình vẽ xem có  khúc mắc gì không nha.


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo
Gửi bởi: hoalansao11 trong 11:23:52 pm Ngày 13 Tháng Chín, 2013
Trên hình vẽ của bạn: tại vị trí biên amax, sao tại vị trí vật ở li độ x = A/2 vật lại có a =g = amax/2 vậy bạn?


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo
Gửi bởi: hoalansao11 trong 11:35:30 pm Ngày 13 Tháng Chín, 2013
E đã hiểu rõ rồi. Cảm ơn Thầy và bạn nhiều nhiều!  ^-^


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo
Gửi bởi: huongduongqn trong 11:36:32 pm Ngày 13 Tháng Chín, 2013
Trên hình vẽ của bạn: tại vị trí biên amax, sao tại vị trí vật ở li độ x = A/2 vật lại có a =g = amax/2 vậy bạn?

 y:) Giải thích 1:
x và a đều là hàm dao động điều hòa nên ta có thể biểu diễn trên đường tròn.

Với trục nằm ngang là x thì bán kính đường tròn là A và tại góc pha [tex]\pm  \pi /3 [/tex] thì [tex]x = \pm A/2[/tex]

Với trục nằm ngang là a thì bán kính đường tròn là [tex] \omega^2A[/tex] và tại góc pha [tex]\pm  \pi /3 [/tex] thì [tex]x = \pm  \omega^2A /2[/tex]

 y:) Giải thích 2

[tex]a = -  \omega^2 x[/tex] ==> khi x = A thì [tex]a =  - \omega^2A [/tex]  và khi x = A/2 thì [tex]a = -  \omega^2A/2[/tex]

 y:)  y:) Hình vẽ phía trên mình vẽ cho cách giải thích 1

Với cách giải thích 2 thì bạn thêm hai dấu trừ và hai vị trí đã vẽ là được.