Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: quynhu1910 trong 11:10:42 pm Ngày 27 Tháng Sáu, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=17562



Tiêu đề: Bài sóng ánh sáng và điện xoay chiều cần giải đáp(HSBH)
Gửi bởi: quynhu1910 trong 11:10:42 pm Ngày 27 Tháng Sáu, 2013
Câu1: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2m, Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng hỗn hợp gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500nm và 660nm. Khoảng cách từ vân chính giữa đến vân gần nhất cùng màu với vân chính giữa theo mm?
Câu 2: Đoạn mạch AB gồm 2 đoạn mạch AM và MB. Đoạn mạch AM gồm điện trở R nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch MB có cuộn cảm có độ tự cảm L và điện trở r. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều U=Uocosωt. Biết r2=R2=L/C; điện áp hiệu dụng giữa hai đầu MB lớn gấp √3 lần điện áp hai đầu AM. Hệ số công suất của đoạn mạch có giá trị?
Câu 3: Cho đoạn mạch gồm hai tụ điện mắc nối tiếp với một cuộn dây. Điện áp giữa hai đầu cuộn dây lệch pha π/3 so với cường độ dòng điện và lệch pha π/2 so với điện áp hai đầu đoạn mạch. Biết điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch bằng 100V. Khi đó điện áp hiệu dụng trên tụ điện và trên cuộn dây lần lượt là?


Tiêu đề: Trả lời: Bài sóng ánh sáng và điện xoay chiều cần giải đáp(HSBH)
Gửi bởi: photon01 trong 11:58:17 pm Ngày 27 Tháng Sáu, 2013
Câu1: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2m, Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng hỗn hợp gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500nm và 660nm. Khoảng cách từ vân chính giữa đến vân gần nhất cùng màu với vân chính giữa theo mm?
Bài này dạng cơ bản không khó! Photon01 giải chi tiết để bạn nắm được phương pháp nhé!
Trước tiên tại vân sáng trung tâm mọi bức xạ đơn sắc đều cho vân sáng. Như vậy tại đó 2 bức xạ trên trùng nhau và vân cùng màu với nó cũng là vân trùng nhau. Tại vị trí hai vân trùng nhau ta có
[tex]x_{1}=k_{1}\frac{\lambda _{1}D}{a}=x_{2}=k_{2}\frac{\lambda _{2}D}{a}\Leftrightarrow k_{1}\lambda _{1}=k_{2}\lambda _{2}\Leftrightarrow k_{1}=k_{2}\frac{\lambda _{2}}{\lambda _{1}}=k_{2}\frac{660}{500}=k_{2}.\frac{33}{25}[/tex]
Ở đây vị trí gần nhất ứng với giá trị k2 nhỏ nhất để k1 là số nguyên. Vậy ta có k2 = 25 và k1 = 33.
Từ đó ta có vị trí gần nhất cùng màu vân trung tâm là:[tex]x_{1}=k_{1}\frac{\lambda _{1}D}{a}=33.\frac{500.10^{-6}.1,2.10^{3}}{2}=9,9mm[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Bài sóng ánh sáng và điện xoay chiều cần giải đáp(HSBH)
Gửi bởi: photon01 trong 12:54:57 am Ngày 28 Tháng Sáu, 2013
Câu 3: Cho đoạn mạch gồm hai tụ điện mắc nối tiếp với một cuộn dây. Điện áp giữa hai đầu cuộn dây lệch pha π/3 so với cường độ dòng điện và lệch pha π/2 so với điện áp hai đầu đoạn mạch. Biết điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch bằng 100V. Khi đó điện áp hiệu dụng trên tụ điện và trên cuộn dây lần lượt là?
Vẽ giản đồ vec tơ ra sẽ thấy rằng. Khi điện áp giữa hai đầu cuộn dây lệch pha [tex]\frac{\pi }{3}[/tex] so với cường độ dòng điện vậy chứng tỏ cuộn dây có điện trở trong. Mặt khác cuộn dây có điện áp tức thời luôn sớm pha hơn dòng điện. Vậy khi nó lệch pha [tex]\frac{\pi }{2}[/tex] so với điện áp hai đầu đoạn mạch thì có thể suy ra dòng điện nhanh pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch một lượng [tex]\frac{\pi }{6}[/tex]
Vậy điện áp [tex]U_{r}=U.cos\frac{\pi }{6}=50.\sqrt{3}V[/tex]
Điện áp [tex]U_{d}=\frac{U_{r}}{cos\frac{\pi }{3}}=100\sqrt{3}V[/tex]
Từ hình vẽ ta có:[tex]U_{C}=\sqrt{U^{2}+U^{2}_{d}}=200V[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Bài sóng ánh sáng và điện xoay chiều cần giải đáp(HSBH)
Gửi bởi: Quang Dương trong 02:35:08 am Ngày 28 Tháng Sáu, 2013

Câu 2: Đoạn mạch AB gồm 2 đoạn mạch AM và MB. Đoạn mạch AM gồm điện trở R nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch MB có cuộn cảm có độ tự cảm L và điện trở r. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều U=Uocosωt. Biết r2=R2=L/C; điện áp hiệu dụng giữa hai đầu MB lớn gấp √3 lần điện áp hai đầu AM. Hệ số công suất của đoạn mạch có giá trị?


Giả thiết : [tex]r^{2}= R^{2}= \frac{L}{C} \Leftrightarrow \frac{Z_{L}}{r} .\frac{Z_{C}}{R}= 1[/tex]  Vậy [tex]u_{AM}[/tex] và[tex]u_{MB}[/tex] vuông pha

Em xem hình trong file đính kèm

Do [tex]U_{MB} = U_{AM} \sqrt{3}[/tex] nên tam giác OHK là nửa tam giác đều

[tex]u_{AB}[/tex] sớm pha hơn i [tex]\frac{\pi }{6} \Rightarrow cos \varphi = \frac{\sqrt{3}}{2}[/tex]