Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: ngochocly trong 04:21:02 pm Ngày 20 Tháng Sáu, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=17308



Tiêu đề: Điện xoay chiều
Gửi bởi: ngochocly trong 04:21:02 pm Ngày 20 Tháng Sáu, 2013
Mọi người giải giúp! ^-^

Đoạn mạch AB gồm 3 linh kiện: Tụ điện C, điện trở thuần R và cuộn thuần cảm L theo thứ tự mắc nối tiếp. M là điểm nằm giữa tụ C và điện trở R; N là điểm nằm giữa điện trở R và cuộn cảm L. Đặt vào A,B điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi thì điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch AN và MB lần lượt là uAN = 100cos(100πt – π/2) (V) và uMB = 100√3cos100πt (V). Điện áp tức thời đã đặt vào hai đầu mạch là

ĐS: uAB = 50√7cos(100πt – 0,19) (V)


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều
Gửi bởi: hocsinhIU trong 04:49:37 pm Ngày 20 Tháng Sáu, 2013
ta có UAN vuông pha UMB
xét tam giác vuông có UR là đường cao, suy ra: [tex]\frac{1}{U_{R}^{2}}= \frac{1}{U_{AN}^{2}} +\frac{1}{U_{MB}^{2}}[/tex]
từ đây suy ra UR
ta có [tex]U_{AN}^{2} = U_{C}^{2} + U_{R}^{2} => U_{C}[/tex]
         [tex]U_{MB}^{2} = U_{L}^{2} + U_{R}^{2} => U_{L}[/tex]
từ đó => [tex]U_{AB}^{2}= U_{R}^{2} + ( U_{L}- U_{C})^{2}[/tex]
có UR, UL, Uc dễ dàng tính được độ lệch pha



Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều
Gửi bởi: hoctrofd trong 05:10:19 pm Ngày 20 Tháng Sáu, 2013
Mọi người giải giúp! ^-^

Đoạn mạch AB gồm 3 linh kiện: Tụ điện C, điện trở thuần R và cuộn thuần cảm L theo thứ tự mắc nối tiếp. M là điểm nằm giữa tụ C và điện trở R; N là điểm nằm giữa điện trở R và cuộn cảm L. Đặt vào A,B điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi thì điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch AN và MB lần lượt là uAN = 100cos(100πt – π/2) (V) và uMB = 100√3cos100πt (V). Điện áp tức thời đã đặt vào hai đầu mạch là

ĐS: uAB = 50√7cos(100πt – 0,19) (V)
[tex]U_{R}=\sqrt{\frac{U_{AN}^{2}.U_{MB}^{2}}{U_{AN}^{2}+U_{MB}^{2}}}=25\sqrt{6}[/tex]
[tex]=> U_{L}=75\sqrt{2}; U_{C}=25\sqrt{2}[/tex]
[tex]U^{2}=U_{R}^{2}+(U_{L}-U_{C})^{2}[/tex]
[tex]=>U_{0}=50\sqrt{7}[/tex]
[tex]tan(\alpha )=\frac{U_{L}-U_{C}}{U_{R}}[/tex]
[tex]=>\alpha =49,1^{0}[/tex]
góc lệch giữa [tex]U_{MB}[/tex] so với [tex]U_{R}[/tex] là [tex]60^{o}[/tex]
=> góc lệch của điện áp  [tex]U_{AB}[/tex] so với góc lệch của [tex]U_{MB}[/tex] là 10,9
10,9.pi/180=0,19