Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: Lazy Girl trong 06:00:01 pm Ngày 17 Tháng Sáu, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=17201



Tiêu đề: Một bài tập về ngoại lực tuần hoàn
Gửi bởi: Lazy Girl trong 06:00:01 pm Ngày 17 Tháng Sáu, 2013
Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m=100g, lò xo có độ cứng k=80N/m. Tác dụng vào vật một ngoại lực tuần hoàn F0 và tần số f1=5 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 nhưng tăng tần số lên tới giá trị f2=6 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A2. So sánh A1 và A2.
Mong sớm nhận được sự hướng dẫn chi tiết của thầy cô và các bạn ạ, vì em chưa hiểu rõ bản chất vấn đề :(


Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về ngoại lực tuần hoàn
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 06:51:36 pm Ngày 17 Tháng Sáu, 2013
bản chất đây. nói bản chất rồi bạn tự quay lại giải nhá

Xét trường hợp tổng quát :
Xét một vật dao động chịu tác động của lực phục hồi F = -k.x ( tần số góc [tex]\omega[/tex] ) ,chịu tác động của ngoại lực cưỡng bức có dạng[tex]F_{cb}=F_0cos \Omega t[/tex]
Ta có biểu thức tính biên độ của vật dao động cưỡng bức sau khi CM : [tex]A=\frac{F_0}{m\left|\Omega ^2-\omega ^2 \right|}[/tex]
Biên độ cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ lực cưỡng bức F0 và  hiệu số  [tex]\left|\Omega ^2-\omega ^2 \right|[/tex].
hiệu số  [tex]\left|\Omega ^2-\omega ^2 \right|[/tex] càng nhỏ thì Biên độ càng lớn.

Chú ý : Đôi khi nhiều người hay xét : nếu tần số lực cưỡng bức càng gần tần số cộng hưởng ( tức xét hiệu [tex]\left|\Omega -\omega \right|[/tex] )thì biên độ càng lớn, nhưng Thực chất phải là xét hiệu [tex]\left|\Omega ^2-\omega ^2 \right|[/tex] như mình nói bên trên.






Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về ngoại lực tuần hoàn
Gửi bởi: biminh621 trong 08:55:45 pm Ngày 17 Tháng Sáu, 2013
bản chất đây. nói bản chất rồi bạn tự quay lại giải nhá

Xét trường hợp tổng quát :
Xét một vật dao động chịu tác động của lực phục hồi F = -k.x ( tần số góc [tex]\omega[/tex] ) ,chịu tác động của ngoại lực cưỡng bức có dạng[tex]F_{cb}=F_0cos \Omega t[/tex]
Ta có biểu thức tính biên độ của vật dao động cưỡng bức sau khi CM : [tex]A=\frac{F_0}{m\left|\Omega ^2-\omega ^2 \right|}[/tex]
Biên độ cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ lực cưỡng bức F0 và  hiệu số  [tex]\left|\Omega ^2-\omega ^2 \right|[/tex].
hiệu số  [tex]\left|\Omega ^2-\omega ^2 \right|[/tex] càng nhỏ thì Biên độ càng lớn.

Chú ý : Đôi khi nhiều người hay xét : nếu tần số lực cưỡng bức càng gần tần số cộng hưởng ( tức xét hiệu [tex]\left|\Omega -\omega \right|[/tex] )thì biên độ càng lớn, nhưng Thực chất phải là xét hiệu [tex]\left|\Omega ^2-\omega ^2 \right|[/tex] như mình nói bên trên.
Cho hỏi tại sao xét [tex]\left|\Omega ^2-\omega ^2 \right|[/tex] lại chính xác hơn [tex]\left|\Omega -\omega \right|[/tex] vậy bạn??? nếu dựa vào đồ thị thì thấy [tex]\left|\Omega -\omega \right|[/tex] chính xác hơn chứ ạ
Với lại mình cũng chưa hiểu công thức [tex]A=\frac{F_0}{m\left|\Omega ^2-\omega ^2 \right|}[/tex] cho lắm???



Tiêu đề: Trả lời: Một bài tập về ngoại lực tuần hoàn
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 10:48:43 pm Ngày 17 Tháng Sáu, 2013
Cho hỏi tại sao xét [tex]\left|\Omega ^2-\omega ^2 \right|[/tex] lại chính xác hơn [tex]\left|\Omega -\omega \right|[/tex] vậy bạn??? nếu dựa vào đồ thị thì thấy [tex]\left|\Omega -\omega \right|[/tex] chính xác hơn chứ ạ
Với lại mình cũng chưa hiểu công thức [tex]A=\frac{F_0}{m\left|\Omega ^2-\omega ^2 \right|}[/tex] cho lắm???



Đồ thị A phụ thuộc vào tần sô lực cưỡng bức http://cunghocvatly.violet.vn/entry/show/entry_id/1690125
Công thức trên Là công thức lấy từ sách cơ học 2 của thầy Vũ Thanh Khiết ( Sách bồi dưỡng học sinh giỏi ).
" tại sao xét [tex]\left|\Omega ^2-\omega ^2 \right|[/tex] lại chính xác hơn [tex]\left|\Omega -\omega \right|[/tex] vậy bạn" => Dựa vào công thức trên thôi . Nếu Xét 1 các gần đúng ( không chính xác lắm ) thì xét luôn hiệu [tex]\left| \Omega - \omega \right|[/tex] cũng đc cho nhanh