Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: bigterboy trong 12:06:01 am Ngày 15 Tháng Sáu, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=17099



Tiêu đề: bài tập điện xoay chiều
Gửi bởi: bigterboy trong 12:06:01 am Ngày 15 Tháng Sáu, 2013
mọi người giúp bài này với
Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch L,R,C mắc nối tiếp theo thứ tự đó. Điện áp hai đầu đoạn các đoạn mạch chứa L,R và R,C lần lượt có biểu thức: uLR = 150.cos(100πt + π/3)V; uRC = 50 √6. cos(100πt – π/12)V. Cho R = 25Ω. Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng bằng
a/3A
b/3√2A
c/(3√2)/2A
d/3,3A


Tiêu đề: Trả lời: bài tập điện xoay chiều
Gửi bởi: Điền Quang trong 09:07:47 am Ngày 15 Tháng Sáu, 2013
Bài này đã có trên Diễn Đàn, chúng tôi trích dẫn cho em vài cách giải:

 ~O) Đại số


[tex]cos(\varphi_{u_{RC},i})=cos(\alpha)=\frac{U_R}{U_{RC}}[/tex]
[tex]cos(\varphi_{u_{RL},i})=cos(\frac{5\pi}{12}-\alpha)=\frac{U_R}{U_{RL}}[/tex]
[tex]\frac{cos(\frac{5.\pi}{12}-\alpha)}{cos(\alpha)}=\frac{U_{RC}}{U_{RL}}=\frac{\sqrt{6}}{3}[/tex]
[tex]==> tan(\alpha)=\frac{\sqrt{3}}{3}=\frac{Z_{C}}{R} ==> Z_C=\frac{25\sqrt{3}}{3} ==> Z_{RC}=50\frac{\sqrt{3}}{3} ==> I = 3A[/tex]


 ~O) Bấm máy tính & dùng giản đồ


Cách 1: Ta có: [tex]u_{RL} - u_{RC} = u_{L} - u_{C} = 167,3cos(100\Pi t + \frac{7\Pi }{12})[/tex] (dùng máy tính bấm)
=> [tex]\varphi _{i} = \frac{7\Pi }{12} - \frac{\Pi }{2} = \frac{\Pi }{12}[/tex] => [tex]\varphi _{\varphi _{RL}} = \frac{\Pi }{3} - \frac{\Pi }{12} = \frac{\Pi }{4}[/tex]
=> [tex]I = \frac{U_{R}}{R} = \frac{U_{RL}Cos\varphi _{RL}}{R} = 3A[/tex]
Cách 2:
(http://nj8.upanh.com/b6.s13.d5/7c0b951cdc7b9b229353f5c718854df7_41909238.12.jpg) (http://www.upanh.com/12_upanh/v/dnee9e2p9ua.htm)
Ta có diện tích tam giác [tex]OU_{RL}U_{RC}[/tex]:

S = [tex]\frac{1}{2}U_{RL}U_{RC}sin(\frac{\Pi }{3} + \frac{\Pi }{12}) = U_{R}(U_{L} + U_{C}) = U_{R}\sqrt{U_{RL}^{2} + U_{RC}^{2} - 2U_{RL}U_{RC}cos(\frac{\Pi }{3} + \frac{\Pi }{12})}[/tex]
=> UR



Tiêu đề: Trả lời: bài tập điện xoay chiều
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 09:49:13 am Ngày 15 Tháng Sáu, 2013
mọi người giúp bài này với
Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch L,R,C mắc nối tiếp theo thứ tự đó. Điện áp hai đầu đoạn các đoạn mạch chứa L,R và R,C lần lượt có biểu thức: uLR = 150.cos(100πt + π/3)V; uRC = 50 √6. cos(100πt – π/12)V. Cho R = 25Ω. Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng bằng
a/3A
b/3√2A
c/(3√2)/2A
d/3,3A


uLR và uRC lệch pha nhau 75 độ, vẽ giản đồ vecto ra bạn sẽ thấy :

[tex]U_L+U_C=\sqrt{2.75^2+3.50^2-2(75\sqrt{2})(50\sqrt{3})cos75^0}[/tex]

và ta có: [tex]2.75^2=U_R^2+U_L^2[/tex]

              [tex]3.50^2=U_R^2+U_C^2[/tex]

Từ 3pt => [tex]U_L=75V=>U_R=75V=>I=3A[/tex]





Tiêu đề: Trả lời: bài tập điện xoay chiều
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 11:07:02 am Ngày 15 Tháng Sáu, 2013
Cách của Quỷ Kiến Sầu qả thật rất hay ạ. Em cám ơn thầy ĐQ đã đưa bài này lên.