Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: tramanhnguyen794 trong 09:37:06 am Ngày 06 Tháng Sáu, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16731



Tiêu đề: Giúp em giải đề thi thử ĐHSP HCM
Gửi bởi: tramanhnguyen794 trong 09:37:06 am Ngày 06 Tháng Sáu, 2013
1) M và N là hai điểm trên một mặt nước phẳng lặng cách nhau 12cm. Tại điểm O trên đường thẳng MN và nằm ngoài đoạn MN, người ta đặt một nguồn dao động với phương trình [tex]u=2,5\sqrt{2}\cos 20\pi t(cm)[/tex], tạo ra một sóng trên mặt nước với tốc độ truyền sóng v=1,6m/s. Khoảng cách xa nhất giaữ hai phần tử M và N khi có sóng truyền qua
A. 15,5cm
B. 13cm
C. 19cm
D. 17cm
2) Cho đoạn mạch xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có tần số thay đổi được. Khi tần số của điện áp hai đầu mạch f=60Hz thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm thuần cực đại, khi tần số điện áp hai đầu mạch f=50Hz thì điện áp hai đầu cuộn cảm [tex]u_{L}=U_{L}\sqrt{2}\cos (100\pi t+\varphi 1)[/tex]
, khi tần số của điện áp hai đầu đoạn mạch f=f' thì điện áp hai đầu cuộn cảm [tex]u_{L}=U_{0L}\cos (\omega 't+\varphi 2)[/tex]. Biết [tex]U_{L}=\frac{U_{0L}}{\sqrt{2}}[/tex]. Giá trị [tex]\omega '[/tex] xấp xỉ bằng
A. [tex]20\sqrt{30}\pi rad/s[/tex]
B. [tex]144\pi[/tex]
C. [tex]137\pi[/tex]
D. [tex]160\pi[/tex]







Tiêu đề: Trả lời: Giúp em giải đề thi thử ĐHSP HCM
Gửi bởi: ChúaNhẫn trong 10:47:44 am Ngày 06 Tháng Sáu, 2013
1) M và N là hai điểm trên một mặt nước phẳng lặng cách nhau 12cm. Tại điểm O trên đường thẳng MN và nằm ngoài đoạn MN, người ta đặt một nguồn dao động với phương trình [tex]u=2,5\sqrt{2}\cos 20\pi t(cm)[/tex], tạo ra một sóng trên mặt nước với tốc độ truyền sóng v=1,6m/s. Khoảng cách xa nhất giaữ hai phần tử M và N khi có sóng truyền qua
A. 15,5cm
B. 13cm
C. 19cm
D. 17cm

tần số f=10Hz
bước sóng= 160/10=16cm
độ lệch pha giữa M và N là
[tex]\Delta \varphi =2\Pi \frac{MN}{\lambda }=1,5\Pi[/tex]
vậy M và N vuông pha với nhau
để MN cực đại ( xem hình vẽ)  M' và N vuông pha nhau
MN=MM'+M'N
MN lớn nhất khi M'N lớn nhất
[tex]MN=MM'+2Asin\frac{\Pi }{4}=12+2.2,5\sqrt{2}.\frac{\sqrt{2}}{2}=17cm[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Giúp em giải đề thi thử ĐHSP HCM
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 10:56:26 am Ngày 06 Tháng Sáu, 2013

tần số f=10Hz
bước sóng= 160/10=16cm
độ lệch pha giữa M và N là
[tex]\Delta \varphi =2\Pi \frac{MN}{\lambda }=1,5\Pi[/tex]
vậy M và N vuông pha với nhau
để MN cực đại ( xem hình vẽ)  M' và N vuông pha nhau
MN=MM'+M'N
MN lớn nhất khi M'N lớn nhất
[tex]MN=MM'+2Asin\frac{\Pi }{4}=12+2.2,5\sqrt{2}.\frac{\sqrt{2}}{2}=17cm[/tex]



Gần đúng rồi. Nhưng bạn hơi nhầm tí nhá. Khoảng cách của MN theo phương truyền sóng là không đổi và bằng 12 cm
Theo phương dao động, khoảng cách MN lớn nhất như bạn tính [tex]2Asin\frac{\Pi }{4}=5[/tex]

Đến đây bạn phải sử dụng công thức pitago chứ không phải phép cộng.
Đ.số là 13 cm nhé


Tiêu đề: Trả lời: Giúp em giải đề thi thử ĐHSP HCM
Gửi bởi: ChúaNhẫn trong 11:02:30 am Ngày 06 Tháng Sáu, 2013
1
2) Cho đoạn mạch xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có tần số thay đổi được. Khi tần số của điện áp hai đầu mạch f=60Hz thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm thuần cực đại, khi tần số điện áp hai đầu mạch f=50Hz thì điện áp hai đầu cuộn cảm [tex]u_{L}=U_{L}\sqrt{2}\cos (100\pi t+\varphi 1)[/tex]
, khi tần số của điện áp hai đầu đoạn mạch f=f' thì điện áp hai đầu cuộn cảm [tex]u_{L}=U_{0L}\cos (\omega 't+\varphi 2)[/tex]. Biết [tex]U_{L}=\frac{U_{0L}}{\sqrt{2}}[/tex]. Giá trị [tex]\omega '[/tex] xấp xỉ bằng
A. [tex]20\sqrt{30}\pi rad/s[/tex]
B. [tex]144\pi[/tex]
C. [tex]137\pi[/tex]
D. [tex]160\pi[/tex]

hai giá trị tần số sau đều cho 1 giá trị của uL và giá trị tần số 1 cho uL cực đại nên ta có
[tex]\omega ^{2}=\frac{1}{2}(\omega 1^{2}+\omega 2^{2})[/tex]
thay số vào sẽ tính được omega 3.....


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Giúp em giải đề thi thử ĐHSP HCM
Gửi bởi: ChúaNhẫn trong 11:07:04 am Ngày 06 Tháng Sáu, 2013

tần số f=10Hz
bước sóng= 160/10=16cm
độ lệch pha giữa M và N là
[tex]\Delta \varphi =2\Pi \frac{MN}{\lambda }=1,5\Pi[/tex]
vậy M và N vuông pha với nhau
để MN cực đại ( xem hình vẽ)  M' và N vuông pha nhau
MN=MM'+M'N
MN lớn nhất khi M'N lớn nhất
[tex]MN=MM'+2Asin\frac{\Pi }{4}=12+2.2,5\sqrt{2}.\frac{\sqrt{2}}{2}=17cm[/tex]



Gần đúng rồi. Nhưng bạn hơi nhầm tí nhá. Khoảng cách của MN theo phương truyền sóng là không đổi và bằng 12 cm
Theo phương dao động, khoảng cách MN lớn nhất như bạn tính [tex]2Asin\frac{\Pi }{4}=5[/tex]

Đến đây bạn phải sử dụng công thức pitago chứ không phải phép cộng.
Đ.số là 13 cm nhé
cảm ơn Yumi đã sử lời giải( lâu rồi không gặp)


Tiêu đề: Trả lời: Giúp em giải đề thi thử ĐHSP HCM
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 11:24:22 am Ngày 06 Tháng Sáu, 2013


hai giá trị tần số sau đều cho 1 giá trị của uL và giá trị tần số 1 cho uL cực đại nên ta có
[tex]\omega ^{2}=\frac{1}{2}(\omega 1^{2}+\omega 2^{2})[/tex]
thay số vào sẽ tính được omega 3.....


Xem lại công thức . [tex]\frac{2}{\omega _0^2}=\frac{1}{\omega _1^2}+\frac{1}{\omega _2^2}[/tex]

Đ.án D


Tiêu đề: Trả lời: Giúp em giải đề thi thử ĐHSP HCM
Gửi bởi: k4shando trong 11:48:52 am Ngày 06 Tháng Sáu, 2013
Yumi ơi bạn có thể biểu diễn lại bài sóng với cả 2 điểm M,N chỉ trên 1 đường tròn dc ko chứ chúa nhẫn biểu diễn 2 hình nhìn hơi khó tính


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Giúp em giải đề thi thử ĐHSP HCM
Gửi bởi: superburglar trong 01:11:32 pm Ngày 06 Tháng Sáu, 2013
1) M và N là hai điểm trên một mặt nước phẳng lặng cách nhau 12cm. Tại điểm O trên đường thẳng MN và nằm ngoài đoạn MN, người ta đặt một nguồn dao động với phương trình [tex]u=2,5\sqrt{2}\cos 20\pi t(cm)[/tex], tạo ra một sóng trên mặt nước với tốc độ truyền sóng v=1,6m/s. Khoảng cách xa nhất giaữ hai phần tử M và N khi có sóng truyền qua
A. 15,5cm
B. 13cm
C. 19cm
D. 17cm

tần số f=10Hz
bước sóng= 160/10=16cm
độ lệch pha giữa M và N là
[tex]\Delta \varphi =2\Pi \frac{MN}{\lambda }=1,5\Pi[/tex]
vậy M và N vuông pha với nhau
để MN cực đại ( xem hình vẽ)  M' và N vuông pha nhau
MN=MM'+M'N
MN lớn nhất khi M'N lớn nhất
[tex]MN=MM'+2Asin\frac{\Pi }{4}=12+2.2,5\sqrt{2}.\frac{\sqrt{2}}{2}=17cm[/tex]


bai giai cua @chua nhan dung neu song la song doc.


Tiêu đề: Trả lời: Giúp em giải đề thi thử ĐHSP HCM
Gửi bởi: k4shando trong 04:01:40 pm Ngày 06 Tháng Sáu, 2013
có thể giải thích cái chỗ pitago cho mình dc ko? mình ko hiểu là tìm cái đoạn kia bằng 5cm rồi thì lấy pitago chỗ nào nữa, ko thấy biểu diễn trên đường tròn


Tiêu đề: Trả lời: Giúp em giải đề thi thử ĐHSP HCM
Gửi bởi: k4shando trong 05:45:29 pm Ngày 06 Tháng Sáu, 2013
có ai giải thích giùm mình cái chỗ YUmi tính khoảng cách dao động là 5cm dc ko ? vì mình thấy là A,B vuông pha nên kc max là A ở biên trên còn B ko dao động vậy kc theo phương dao động chỉ là 2,5[tex]\sqrt{2}[/tex] thôi chứ, sao có thể bằng 5 cm dc


Tiêu đề: Trả lời: Giúp em giải đề thi thử ĐHSP HCM
Gửi bởi: kokomi trong 07:34:45 pm Ngày 06 Tháng Sáu, 2013
có ai giải thích giùm mình cái chỗ YUmi tính khoảng cách dao động là 5cm dc ko ? vì mình thấy là A,B vuông pha nên kc max là A ở biên trên còn B ko dao động vậy kc theo phương dao động chỉ là 2,5[tex]\sqrt{2}[/tex] thôi chứ, sao có thể bằng 5 cm dc

Khi sóng truyền tới M, N thì khoảng cách MN chính là cạnh huyền trên hình vẽ bạn nhá MN^2 = NN'^2 + MN'^2
Khoảng cách giữa M,N theo phương truyền sóng luôn không đổi là NN' = 12cm trên hình vẽ
MN max khi MN' max, mà MN' max bằng 5cm như bạn chúa nhẫn đã tính
hình vẽ đây