Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: tttp trong 12:57:15 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16705



Tiêu đề: bài tập dao động cơ khó cần giúp đỡ!!!
Gửi bởi: tttp trong 12:57:15 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2013
mọi người giúp dùm em với ạ!
Hai con lắc lò xo giống nhau đều gồm hai vật có khối lượng 4kg gắn vào hai lò xo có độ cứng là 100 N/m.Hai con lắc đc đặt sát bên nhau sao cho 2 trục dao động(cũng là trục các lò xo) được coi là trùng nhau và nằm ngang.Từ VTCB kéo hai vật theo phương ngang của trục lò xo về cùng một phía thêm đoạn 4cm và buông nhẹ không cùng lúc.Chọn t=0 là thời điểm buông vật(1).Thời điểm phải buông vật 2 để dao động của (2) đối với (1) có biên độ dao động cực đại có thể là?
ĐA:3pi/5s


Tiêu đề: Trả lời: bài tập dao động cơ khó cần giúp đỡ!!!
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 01:23:25 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2013
mọi người giúp dùm em với ạ!
Hai con lắc lò xo giống nhau đều gồm hai vật có khối lượng 4kg gắn vào hai lò xo có độ cứng là 100 N/m.Hai con lắc đc đặt sát bên nhau sao cho 2 trục dao động(cũng là trục các lò xo) được coi là trùng nhau và nằm ngang.Từ VTCB kéo hai vật theo phương ngang của trục lò xo về cùng một phía thêm đoạn 4cm và buông nhẹ không cùng lúc.Chọn t=0 là thời điểm buông vật(1).Thời điểm phải buông vật 2 để dao động của (2) đối với (1) có biên độ dao động cực đại có thể là?
ĐA:3pi/5s

x21= x2 - x1 = x2 + (-x1)
Giống như kiểu tổng hợp 2 vecto ý. Để Vecto tổng hợp có độ lớn cực đại thì 2 vecto thành phần phải cùng phương cùng chiều. và cực tiểu khi cùng phương ngược chiều

Phương trình dao động điều hòa cũng giống như vecto, ban đầu chỉ phương chiều của vecto, biên độ chỉ độ dài vecto.
Để biên độ dao động tổng hợp có biên độ cực đại thì x2 và (-x1) phải cùng pha, hay x2 và x1 phải ngược pha.
[tex]\Delta \varphi = \pi + k2\pi \Leftrightarrow \Delta t= \frac{T}{2} + kT[/tex]                     (*)

Mình ngĩ đây là bài trắc ngiệm nên chỉ có 1 Đ.án thỏa mãn (*)



Tiêu đề: Trả lời: bài tập dao động cơ khó cần giúp đỡ!!!
Gửi bởi: tttp trong 02:04:43 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2013
mình không hiểu vì sao 2 dao động này là dao động tổng hợp?có phải đây là dạng 2 lò xo mắc xung đối không?
Mình nghĩ là khi con lắc 1 ở một vị trí nào đó mà va chạm với con lắc 2 thì con lắc 2 sẽ có biên độ thay đổi và công việc của chúng ta là tìm vị trí đó ở chỗ nào


Tiêu đề: Trả lời: bài tập dao động cơ khó cần giúp đỡ!!!
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 04:34:12 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2013
mình không hiểu vì sao 2 dao động này là dao động tổng hợp?có phải đây là dạng 2 lò xo mắc xung đối không?
Mình nghĩ là khi con lắc 1 ở một vị trí nào đó mà va chạm với con lắc 2 thì con lắc 2 sẽ có biên độ thay đổi và công việc của chúng ta là tìm vị trí đó ở chỗ nào

Bạn đọc kỹ lại đề bài nhá. 2 con lắc lò xo dao động độc lập k hề va chạm hay ảnh hưởng gì đến nhau.
Cái đề bài cần là "dao động của (2) đối với (1) " hiểu mang máng là khoảng cách giữa 2 vật ý, khi 2 vật dao động điều hòa, thì khoảng cách giữa 2 vật cũng dao động đièu hòa theo, theo phương trình x21 ( là dao động của (2) đối với (1)) = x2 - x1.

Hoặc nếu không thì bạn có thể tưởng tượng ra , "khoảng cách của 2 vật " là 1 phương trình dao động điều hòa có biên độ cực đại khi vật (1) đi tới biên bên kia thì vật (2) mới bắt đầu dao động =>  [tex]\Delta t = \frac{T}{2} + kT[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: bài tập dao động cơ khó cần giúp đỡ!!!
Gửi bởi: cuongthich trong 05:37:40 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2013
mọi người giúp dùm em với ạ!
Hai con lắc lò xo giống nhau đều gồm hai vật có khối lượng 4kg gắn vào hai lò xo có độ cứng là 100 N/m.Hai con lắc đc đặt sát bên nhau sao cho 2 trục dao động(cũng là trục các lò xo) được coi là trùng nhau và nằm ngang.Từ VTCB kéo hai vật theo phương ngang của trục lò xo về cùng một phía thêm đoạn 4cm và buông nhẹ không cùng lúc.Chọn t=0 là thời điểm buông vật(1).Thời điểm phải buông vật 2 để dao động của (2) đối với (1) có biên độ dao động cực đại có thể là?
ĐA:3pi/5s
em có thể tham khảo ở đây:
http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=15866.0