Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: 105120287 trong 11:53:39 am Ngày 05 Tháng Sáu, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16702



Tiêu đề: Cơ vật rắn
Gửi bởi: 105120287 trong 11:53:39 am Ngày 05 Tháng Sáu, 2013
một bài vật lý khó nhờ thầy cô và các bạn xem giúp xin chân thành cảm ơn

1.Một thanh AB có chiều dài l=1m có thể quay quanh mặt phẳng thẳng đứng quanh một trục nằm ngang đi qua đầu A. Bỏ qua lực ma sát ở trục quay.
a. Kéo thanh lệch khỏi VTCB một góc 60 độ rồi buông cho vật dao động. Tìm vận tốc dài của thanh qua VTCB
b. Thanh đang đứng ở VTCB phải truyền cho thanh một vận tốc góc tối thiểu bằng bao nhiêu để thanh lên tới vị trí cao nhất nằm ngang g=10m/s2


Tiêu đề: Trả lời: Cơ vật rắn
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 12:14:08 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2013
1.Một thanh AB có chiều dài l=1m có thể quay quanh mặt phẳng thẳng đứng quanh một trục nằm ngang đi qua đầu A. Bỏ qua lực ma sát ở trục quay.
a. Kéo thanh lệch khỏi VTCB một góc 60 độ rồi buông cho vật dao động. Tìm vận tốc dài của thanh qua VTCB
b. Thanh đang đứng ở VTCB phải truyền cho thanh một vận tốc góc tối thiểu bằng bao nhiêu để thanh lên tới vị trí cao nhất nằm ngang g=10m/s2

Trên tiêu đề bạn chỉ cần ghi " cơ vật rắn " thôi,  k nên ghi dài. Còn câu " một bài vật lý khó nhờ thầy cô và các bạn xem giúp xin chân thành cảm ơn " bạn nên để trong bài viết.
Bạn này mới vào diễn đàn nên nhờ mod và admin sửa lại 1 chút ạ.

a, Bảo toàn Cơ năng là ra. năng lượng ở đây gồm thế năng , và động năng quay. Chọn gốc thế năng tại tâm quay A. ta có PTBT cơ năng tại vị trí ban đầu và vị trí cân bằng :
[tex]-mg\frac{l}{2}cos60=-mg\frac{l}{2} + \frac{I_A \omega ^2}{2}[/tex] ( Momen quán tính đi qua 1 đầu thanh là [tex]I_A=\frac{ml^2}{3}[/tex] )
Từ đây bạn sẽ suy ra tốc độ góc ở VTCB.
Đề bài hỏi tốc độ dài thì chưa rõ ràng. Có thể là tốc độ dài của khối tâm G, hoặc tốc độ dài của đầu B. tùy từng điểm mà bạn làm thôi. Áp dụng [tex]v=\omega r[/tex] là được.


b, tương tự như ý a, mình không rõ là đề bài hỏi tốc độ dài tại điểm nào, nên sẽ tìm tốc độ góc.
ÁP dụng đl bảo toàn cơ năng Tại vị trí cân bằng và khi lên đến điểm cao nhất ( Gốc thế năng tại vị trí cân bằng )
[tex]-mg\frac{l}{2} + \frac{I_A \omega ^2}{2}=0[/tex]
suy ra tốc độ góc tại vị trí cân bằng.




Tiêu đề: cơ vật rắn
Gửi bởi: 105120287 trong 12:23:44 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2013
bạn có thể xem giúp mình bài này nữa đk ko??
Hai vật có khối lượng m1 = 1,6 kg và m2 = 1 kg được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ, không dãn vắt qua ròng rọc M cố định, bán kính ròng rọc và bán kính 10 cm.Mô men quán tính 0.0025kg.m2 . Mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc bằng 30 độ, hệ số ma sát của vật m2 với mặt phẳng nghiêng k=0,1. Cho biết ban đầu vật đứng yên, lấy g=10m/s2
1. Xác định gia tốc của m1 và m2.
2. Tính động năng của ròng rọc ở thời điểm t=10s kể từ lúc bắt đầu chuyển động     
Nhờ thầy cô và các bạn xem giúp.. em cảm ơn nhiều ạ..


Tiêu đề: Trả lời: cơ vật rắn
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 12:44:06 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2013
bạn có thể xem giúp mình bài này nữa đk ko??
Hai vật có khối lượng m1 = 1,6 kg và m2 = 1 kg được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ, không dãn vắt qua ròng rọc M cố định, bán kính ròng rọc và bán kính 10 cm.Mô men quán tính 0.0025kg.m2 . Mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc bằng 30 độ, hệ số ma sát của vật m2 với mặt phẳng nghiêng k=0,1. Cho biết ban đầu vật đứng yên, lấy g=10m/s2
1. Xác định gia tốc của m1 và m2.
2. Tính động năng của ròng rọc ở thời điểm t=10s kể từ lúc bắt đầu chuyển động    
Nhờ thầy cô và các bạn xem giúp.. em cảm ơn nhiều ạ..

Ồ. cái này bạn phải vẽ hình và xét lực thôi.
Nhận Xét  : P1 > P2.sin30  nên m1 có xu hướng đi xuống, m2 có xu hướng bị kéo lên ( Bạn phải xác định chiều dịch chuyển của các vật thì mới xác định định được chiều của lực ma sát tác dụng lên m2 , ở đây lực ma sát có chiều hướng xuống, dọc theo mpn )

Bạn tự vẽ các lực thôi. Xác định xong phương chiều các lực thì bạn sẽ xét từng vật một. Do dây căng không dãn nên m1, m2 có cùng gia tốc a.

Xét vật m1 : [tex]m_1g - T_1 = m_1.a[/tex] (1)

Xét vật m2 :
               +) Phương vuông góc với mpn : [tex]N=m_2gcos30[/tex]   (2)
               +) Phương  //  mpn : [tex]T_2 - m_2gcos30- F_{mst} = T_2 - m_2gcos30- k.N= m_2a[/tex]  (3)

Xét ròng rọc: [tex]\sum{M}=I\gamma \Leftrightarrow T_2R-T_1R = I \gamma[/tex]  (4)

Phương trình liên hệ : [tex]a=\gamma R[/tex] (5)

Đầy đủ Phương trình rồi. giờ chỉ còn là toán học thôi bạn tự giải nhá.  
Chú ý thêm về cách chọn chiều dương khi viết PT ĐL II Newton, là tùy vào mỗi vật để chọn, vật chuyển động như thế nào thì chọn  chiều dương như thế