Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: Radiohead1994 trong 01:22:36 am Ngày 31 Tháng Năm, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16602



Tiêu đề: 2 bài dao động điện từ
Gửi bởi: Radiohead1994 trong 01:22:36 am Ngày 31 Tháng Năm, 2013
Bài 1: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm L và hai tụ điện có điện dung C giống nhau mắc nối tiếp, khóa K mắc ở hai đầu một tụ C. Mạch đang thực hiện dao động điện từ thì ta đóng khóa K ngay tại thời điểm năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch bằng nhau. Kể từ thời điểm đó biên độ của cường độ dòng điện trong mạch sẽ

A. giảm  2/(căn 3)  lần.   
B. không đổi.   
C. tăng 2 lần .   
D. giảm  (căn 3)/2  lần.              ( đáp án là câu A)

Bài 2: Đặt một điện áp xoay chiều có biểu thức [tex]u=U_{0}cos(120\Pi t + \Pi /3) V[/tex]
 vào hai đầu đoạn mạch gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm   L = 1 / (3pi)  nối tiếp với một tụ điện có điện dung  C = [tex]\frac{10^{4}}{24\Pi } \mu F[/tex]
. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu mạch là [tex]40\sqrt{2}V[/tex]
  thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 1A Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là ??

Đáp án là [tex]i=3cos(120\Pi - \Pi /6) A[/tex]   (sao em tính cứ ra I cực đại = căn 5, thầy giải chi tiết ra đáp án giúp em, em xin cảm ơn)


Tiêu đề: Trả lời: 2 bài dao động điện từ
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 01:33:08 am Ngày 31 Tháng Năm, 2013
Bài 1: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm L và hai tụ điện có điện dung C giống nhau mắc nối tiếp, khóa K mắc ở hai đầu một tụ C. Mạch đang thực hiện dao động điện từ thì ta đóng khóa K ngay tại thời điểm năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch bằng nhau. Kể từ thời điểm đó biên độ của cường độ dòng điện trong mạch sẽ

A. giảm  2/(căn 3)  lần.   
B. không đổi.   
C. tăng 2 lần .   
D. giảm  (căn 3)/2  lần.              ( đáp án là câu A)
gọi năng lượng điện trường ở một tụ vào thời điểm bắt đầu đóng khóa k là: a
vậy năng lượng từ trường ở cuộn dây khí đó là: 2a
-> năng lượng của mạch dao động khi đó: W = a + a + 2a = 4a
mà: W = 1/2.LIo^2  =>1/2.LIo^2 = 4a (1)
khi đóng khóa k thì một tụ bị nối tắt, mạch chỉ còn L và một tụ, nên năng lượng của mạch dao động khi đó:
W' = a +2a =3a
mà: W' = 1/2LI'o^2  => 1/2LI'o^2 = 3a (2)
lấy (1) chia (2) ta có: Io/I'o = 2/căn3 -> giảm 2/căn3 lần


Tiêu đề: Trả lời: 2 bài dao động điện từ
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 01:43:27 am Ngày 31 Tháng Năm, 2013
Bài 2: Đặt một điện áp xoay chiều có biểu thức [tex]u=U_{0}cos(120\Pi t + \Pi /3) V[/tex]
 vào hai đầu đoạn mạch gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm   L = 1 / (3pi)  nối tiếp với một tụ điện có điện dung  C = [tex]\frac{10^{4}}{24\Pi } \mu F[/tex]
. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu mạch là [tex]40\sqrt{2}V[/tex]
  thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 1A Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là ??

Đáp án là [tex]i=3cos(120\Pi - \Pi /6) A[/tex]   (sao em tính cứ ra I cực đại = căn 5, thầy giải chi tiết ra đáp án giúp em, em xin cảm ơn)

ZL = 40, Zc = 20 => Z = 20 và dòng điện chậm pha hơn u là pi/2
vì u vuông pha với i nên: u^2/Uo^2 +i^2/Io^2 =1  (1)
mà Uo = Io.Z =Io.20
thay vào (1) ta có: Io = 3
vậy : i = 3cos(120pi.t - pi/6)


Tiêu đề: Trả lời: 2 bài dao động điện từ
Gửi bởi: Radiohead1994 trong 10:45:32 am Ngày 31 Tháng Năm, 2013
Thưa thầy bài số 2 em làm theo cách này,   [tex]\frac{1}{2}Li^{2}+\frac{1}{2}Cu^{2}= \frac{1}{2}LI_{0}^{2}[/tex] rồi em thế số vào tìm được [tex]I_{0} [/tex] = [tex]\sqrt{5}[/tex]   , em không biết sai chỗ nào thầy chỉ ra giúp em với