Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: bigterboy trong 12:24:08 am Ngày 29 Tháng Năm, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16549



Tiêu đề: bài tập giao thoa Y âng
Gửi bởi: bigterboy trong 12:24:08 am Ngày 29 Tháng Năm, 2013
mọi người giúp giùm bài này với
  Trong thí nghiệm giao thoa Y âng có a = 1 mm, D = 2 m. Chiếu đòng thời 2 bức xạ đơn sắc [tex]\lambda[/tex]1 = 0,75 [tex]\mu[/tex] và [tex]\lambda[/tex]2 =0,45 [tex]\mu[/tex] vào 2 khe. Vị trí trùng nhau của các vân tối của 2 bức xạ trên màn được xác định bằng biểu thức
A/ X = 2,25(2K + 1) mm (k= ...-2,-1,0,1,2,3,...)
B/ X = 2(2K + 1 ) mm  (k= ...-2,-1,0,1,2,3,...)
C/ X= 1,6875 (2k +1) mm  (k= ...-2,-1,0,1,2,3,...)
D/ X= 0,225 (K + 1/2) mm  (k= ...-2,-1,0,1,2,3,...)



Tiêu đề: Trả lời: bài tập giao thoa Y âng
Gửi bởi: Mai Minh Tiến trong 01:10:56 am Ngày 29 Tháng Năm, 2013
[tex](k1+\frac{1}{2})\lambda 1 = ( k2+\frac{1}{2}) \lambda 2[/tex]
[tex]\frac{k1+1/2}{k2+1/2}= \frac{\lambda 2}{\lambda 1} = \frac{3}{5}[/tex]
[tex]\frac{2k1+1}{2k2+1}=\frac{3}{5}[/tex]

vậy vị trí vân tối trùng nhau đầu tiên ứng với k1 = 1; k2 =2
Xt = 2,25

tính khoảng vân trùng nhau
k1 lamda 1 = k2 lamda 2
=> 5k1 = 3k2
=> i = 3 i1 = 3.1,5 = 4,5
vậy vị trí vân tối trùng nhau 2 bức xạ là 2,25 + 4,5 k = 2,25 (2k+1)
đáp án A