Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: lehoangviet trong 06:45:28 pm Ngày 26 Tháng Năm, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16497



Tiêu đề: Một số câu hay trong đề thi thử Phù Cừ Hưng Yên
Gửi bởi: lehoangviet trong 06:45:28 pm Ngày 26 Tháng Năm, 2013
Câu 1:
Công thoát electron khỏi bề mặt đồng là 4,14eV. Chiếu ánh sáng đơn sắc [tex]\lambda[/tex] vào bề mặt đồng, electron quang điện có vận tốc ban đầu cực đại v0  bay vào vùng có từ trường đều có mặt phân cách là mặt phẳng sao cho cảm ứng từ  \overrightarrow{B}  vuông góc \overrightarrow{v} . Góc giữa vận tốc \overrightarrow{v} và pháp tuyến của mặt phân cách là  =[tex]60^{o}[/tex] Thời gian bay trong từ trường  t= 2[tex]\pi[/tex].10-8s và điểm bay ra khỏi từ trường cách điểm bay vào L= 6cm. Tìm [tex]\lambda[/tex]
A.0,013[tex]\mu m[/tex]
B.0,178[tex]\mu m[/tex]      
C.0,245[tex]\mu m[/tex]      
D.0,34  [tex]\mu m[/tex]

Câu 2:
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật m=100g được nối với lò xo có độ cứng k=100N/m, đầu kia lò xo gắn vào điểm cố định. Từ vị trí cân bằng đẩy vật sao cho lò xo nén 2[tex]\sqrt{3}[/tex] cm rồi buông nhẹ. Khi vật đi qua vị trí cân bằng lần đầu tiên  thì tác dụng lên vật lực \overrightarrow{F} không đổi cùng chiều vận tốc có độ lớn F = 2N. Khi đó vật dao động điều hòa với biên độ A1. Sau thời gian 1/30s kể từ khi tác dụng lực  , ngừng tác dụng lực  . Khi đó vật dao động điều hòa với biên độ A2. Biết trong quá trình sau đó lò xo luôn nằm trong giới hạn đàn hồi. Bỏ qua ma sát giữa vật và sàn. Tỉ số [tex]\frac{A2}{A1}[/tex] bằng   
A.[tex]\frac{\sqrt{7}}{2}[/tex]            
B.2               
C.[tex]\sqrt{14}[/tex]         
D.[tex]2\sqrt{7}[/tex]

Câu 3:
Hai mũi nhọn S1, S2 cách nhau 9 cm, gắn ở đầu một cầu rung có tần số f  = 20Hz được đặt cho chạm nhẹ vào mặt một chất lỏng. Gõ nhẹ cho cần rung thì hai điểm S1, S2 dao động theo phương thẳng đứng với phương trình dạng :[tex]acos(2\pi ft)[/tex] . Điểm M trên mặt chất lỏng dao động với biên độ 2a và  cùng pha với  S1 , S2  gần S1 nhất cách S1 một đoạn 1cm. Biết trên đoạn S1S2 có 9 điểm dao động với biên độ cực đại. Vận tốc truyền sóng có giá trị :
A.60cm/s         B.20cm/s         C.10cm/s         D.40cm/s

Câu 4:
Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe Y-âng và phát ra đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda[/tex]1 = 0,44 m và bước sóng [tex]\lambda[/tex]2 chưa biết. Khoảng cách giữa hai khe hẹp a = 0,2 mm, khoảng cách từ các khe đến màn D = 1 m. Trong một khoảng rộng L = 5,72 cm trên màn, quan sát được 46 vạch sáng và 3 vạch tối. Tính [tex]\lambda[/tex]2, biết hai trong ba vạch tối nằm ngoài cùng của khoảng L.
A.0,60 [tex]\mu m[/tex]       
B.0,52 [tex]\mu m[/tex]          
C.0,616 [tex]\mu m[/tex]       
D.0,68 [tex]\mu m[/tex]

Mong các thầy cô và các bạn hướng dẫn
(ai chỉnh cho em mấy cái vecto em không biết viết)



Tiêu đề: Trả lời: Một số câu hay trong đề thi thử Phù Cừ Hưng Yên
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 09:47:11 pm Ngày 26 Tháng Năm, 2013
Câu 1:
Công thoát electron khỏi bề mặt đồng là 4,14eV. Chiếu ánh sáng đơn sắc [tex]\lambda[/tex] vào bề mặt đồng, electron quang điện có vận tốc ban đầu cực đại v0  bay vào vùng có từ trường đều có mặt phân cách là mặt phẳng sao cho cảm ứng từ  [tex]\overrightarrow{B}[/tex]  vuông góc [tex]\overrightarrow{v}[/tex] . Góc giữa vận tốc [tex]\overrightarrow{v}[/tex] và pháp tuyến của mặt phân cách là  =[tex]60^{o}[/tex] Thời gian bay trong từ trường  t= 2[tex]\pi[/tex].10-8s và điểm bay ra khỏi từ trường cách điểm bay vào L= 6cm. Tìm [tex]\lambda[/tex]
A.0,013[tex]\mu m[/tex]
B.0,178[tex]\mu m[/tex]      
C.0,245[tex]\mu m[/tex]      
D.0,34  [tex]\mu m[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Một số câu hay trong đề thi thử Phù Cừ Hưng Yên
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 10:22:17 pm Ngày 26 Tháng Năm, 2013
Câu 2:
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật m=100g được nối với lò xo có độ cứng k=100N/m, đầu kia lò xo gắn vào điểm cố định. Từ vị trí cân bằng đẩy vật sao cho lò xo nén 2[tex]\sqrt{3}[/tex] cm rồi buông nhẹ. Khi vật đi qua vị trí cân bằng lần đầu tiên  thì tác dụng lên vật lực [tex]\overrightarrow{F}[/tex] không đổi cùng chiều vận tốc có độ lớn F = 2N. Khi đó vật dao động điều hòa với biên độ A1. Sau thời gian 1/30s kể từ khi tác dụng lực  , ngừng tác dụng lực  . Khi đó vật dao động điều hòa với biên độ A2. Biết trong quá trình sau đó lò xo luôn nằm trong giới hạn đàn hồi. Bỏ qua ma sát giữa vật và sàn. Tỉ số [tex]\frac{A2}{A1}[/tex] bằng   
A.[tex]\frac{\sqrt{7}}{2}[/tex]            
B.2               
C.[tex]\sqrt{14}[/tex]         
D.[tex]2\sqrt{7}[/tex]
[tex]\omega=10\sqrt{10}[/tex]
+Trước khi tác dụng lực : [tex]V=A\omega =\frac{\sqrt{30}}{5} [/tex]
+Sau khi tác dụng F:
* VTCB mới : [tex]x = F/k = \frac{1}{50}=0,02[/tex]
==> biên độ khi có lực : [tex]A_1 = \sqrt{x^2+v^2/\omega^2}=0,04m[/tex]
* TG tác dụng lực t=1/30=T/6 ==> sau đó vật đến vị trí [tex]A_1/2=0,02[/tex] và có vận tốc
[tex]v_1=\frac{\sqrt{3}}{2}.A_1.w = \sqrt{30}/5[/tex]
+ Khi ngừng tác dụng lực :
* VTCB mới trở về vi trí ban đầu ==> [tex]x_2=0,04, v_2=v_1 ==> A_2 = \sqrt{x_2^2+v_1^2/w^2}=\sqrt{7}/50[/tex]
==> [tex]\frac{A_2}{A_1}=\frac{\sqrt{7}}{2}[/tex]