Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Thuy203 trong 05:07:11 pm Ngày 14 Tháng Năm, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16162



Tiêu đề: về dao động tắt dần
Gửi bởi: Thuy203 trong 05:07:11 pm Ngày 14 Tháng Năm, 2013
nhờ thầy cô cùng càc bạn làm giúp em bài dao đông tắt dần  này
 1 cllx gồm vật nhỏ m=100gvà lò xo nhẹ cóK=1 N/m. ban đầu giu vật ở vị trí lò xo dã 10cm rồi buông nhẹ .Trong quá trinh dao động thi vật chịu lực cản không đổi=0.001N. sau 21.4 s thì tốc độ lớn nhất của vật. chỉ có thể là
A 50pi (mm/s) B 57pi(mm/s) .C 56pi(mm/s) D 54pi(mm/s)


Tiêu đề: Trả lời: về dao động tắt dần
Gửi bởi: Trịnh Minh Hiệp trong 05:52:30 pm Ngày 14 Tháng Năm, 2013
Bài có nhiều trên mạng lắm rồi em tìm lại nhé.... :-h


Tiêu đề: Trả lời: về dao động tắt dần
Gửi bởi: Thuy203 trong 06:43:20 pm Ngày 14 Tháng Năm, 2013
Thầy có thể cho em cái link được không ạ? Em lên bằng điện thoại nên hơi khó tìm. Em cảm ơn thầy


Tiêu đề: Trả lời: về dao động tắt dần
Gửi bởi: Trịnh Minh Hiệp trong 07:06:12 pm Ngày 14 Tháng Năm, 2013
Thầy có thể cho em cái link được không ạ? Em lên bằng điện thoại nên hơi khó tìm. Em cảm ơn thầy
HD: Ngày trước thầy gửi một bài lên giờ mất tích đâu... :-t. Tối 10h thầy vào giải lại nhé, thầy đang bận tí. :-h


Tiêu đề: Trả lời: về dao động tắt dần
Gửi bởi: Trịnh Minh Hiệp trong 12:05:32 am Ngày 15 Tháng Năm, 2013
nhờ thầy cô cùng càc bạn làm giúp em bài dao đông tắt dần  này
 1 cllx gồm vật nhỏ m=100gvà lò xo nhẹ cóK=1 N/m. ban đầu giu vật ở vị trí lò xo dã 10cm rồi buông nhẹ .Trong quá trinh dao động thi vật chịu lực cản không đổi=0.001N. sau 21.4 s thì tốc độ lớn nhất của vật. chỉ có thể là
A 50pi (mm/s) B 57pi(mm/s) .C 56pi(mm/s) D 54pi(mm/s)
HD:
+ Chu kì dao động T = 2s
+ VTCB tạm cách vị trí lò xo ko biến dạng đoạn [tex]x_{0}=\frac{F_{C}}{k}=0,001m = 0,1cm[/tex]
+ Độ giảm biên độ sau mỗi lần qua vị trí lò xo ko biến dạng (VTCB ban đầu): [tex]\Delta A=2x_{0}=0,2cm[/tex]
+ Sau 21 nửa chu kì (tức 21s) thì biên độ giảm còn: [tex]A=A_{0}-21\Delta A=10-21.0,2=5,8cm[/tex]
Lúc này vật đang ở M, nó nhận O1 làm VTCB tạm. Trong gia đoạn này khi đi từ M đến O1 thì nó sẽ đạt tốc độ lớn nhất tại O1, mà quá trình này mất T/4 = 0,5s. Do đó sau 21,4s thì tốc độ sẽ lớn nhất khi nó lần đầu tiên qua O1 kể từ lúc t = 21,4s.
Lúc này xem như một vật dao động điều hòa có biên độ là A = 5,8 - 0,1 = 5,7cm => Vận tốc cực đại là [tex]v_{max}=\omega A=57\pi cm/s[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: về dao động tắt dần
Gửi bởi: Trịnh Minh Hiệp trong 12:12:26 am Ngày 15 Tháng Năm, 2013
P/S: Em xem thêm hình


Tiêu đề: Trả lời: về dao động tắt dần
Gửi bởi: Thuy203 trong 01:59:49 pm Ngày 20 Tháng Năm, 2013
Em thưa thầy. Có 2 vị trí cân bằn tạm ạ? Em muốn hiểu thật kĩ hiện tượng của dạng này ạ. Thầy chỉ giúp em với


Tiêu đề: Trả lời: về dao động tắt dần
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 03:03:15 pm Ngày 20 Tháng Năm, 2013
Em thưa thầy. Có 2 vị trí cân bằn tạm ạ? Em muốn hiểu thật kĩ hiện tượng của dạng này ạ. Thầy chỉ giúp em với

Nếu xét trong 1/2T thì chỉ có 1 vị trí cân bằng tạm thôi, đó là vị trí lực ma sát cân bằng lực đàn hồi - vị trí hợp lực tác dụng lên vật bằng không. Vị trí còn lại là vị trí lực ma sát bằng với lực đàn hồi( kéo về). Hai vị trí trên đối xứng nhau qua vị trí lò xo không biến dạng O, cùng cách O đoạn [tex]x_0=\frac{\mu mg}{k}[/tex]

Công thức trên có được khi cho độ lớn lực ma sát bằng độ lớn lực đàn hồi.

Trên hình vẽ của thầy Hiệp, giả sử vật bắt đầu chuyển động từ M đến O,  độ lớn lực đàn hồi giảm dần và luôn hướng về O, trong khi lực ma sát luôn hướng ngược lại và độ lớn không đổi => đến 1 vị trí nào đó (O1) thì hai lực này cùng độ  lớn nhưng ngược chiều => hai lực cân bằng, tất nhiên N và P triệt tiêu nên hợp lực tác dụng vào vật bằng 0  => O1 là vị trí cân bằng tạm.

Tại O2, bạn phân tích tương tự nhưng lúc này lực đàn hồi và lực ma sát cùng phương, chiều , cùng độ lớn => O2 là vị trí hai lực bằng nhau, hợp lực tác dụng vào vật khác 0 => O2 không được gọi là vị trí cân bằng tạm.