Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: misamisa93 trong 10:15:38 am Ngày 11 Tháng Năm, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16067



Tiêu đề: Con lắc đơn trên mặt phẳng ngiêng.
Gửi bởi: misamisa93 trong 10:15:38 am Ngày 11 Tháng Năm, 2013
 Một con lắc đơn có chu kì T = 2s khi treo ở vị trí cố định trên mặt đất Người ta treo con lắc lên trên trần một chiếc ô tô đang chuyển động nhanh dần đều LÊN một dốc nghiêng [tex]\alpha = 30^{0}[/tex]  với gia tốc [tex] 5m/s^{2} [/tex] . Góc nghiêng của dây treo quả lắc so với phương thẳng đứng là:
A. [tex] 16^{o}34' [/tex]
B. [tex] 15^{o}37' [/tex]
C. [tex] 19^{o}06' [/tex]
D. [tex] 18^{o}52' [/tex]

 

Xem giúp mình cái đề. Có vài chỗ mình thắc mắc nhờ giúp đỡ
    1. Đề bài cho T=2s không làm gì hết ?
    2. Chuyển động LÊN dốc cách làm giống như xuống DỐC áp dụng tương tự nhưng mình không tìm được kết quả



Tiêu đề: Trả lời: Con lắc đơn trên mặt phẳng ngiêng.
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 10:38:50 am Ngày 11 Tháng Năm, 2013
Một con lắc đơn có chu kì T = 2s khi treo ở vị trí cố định trên mặt đất Người ta treo con lắc lên trên trần một chiếc ô tô đang chuyển động nhanh dần đều LÊN một dốc nghiêng [tex]\alpha = 30^{0}[/tex]  với gia tốc [tex] 5m/s^{2} [/tex] . Góc nghiêng của dây treo quả lắc so với phương thẳng đứng là:
A. [tex] 16^{o}34' [/tex]
B. [tex] 15^{o}37' [/tex]
C. [tex] 19^{o}06' [/tex]
D. [tex] 18^{o}52' [/tex]

 

Xem giúp mình cái đề. Có vài chỗ mình thắc mắc nhờ giúp đỡ
    1. Đề bài cho T=2s không làm gì hết ?
    2. Chuyển động LÊN dốc cách làm giống như xuống DỐC áp dụng tương tự nhưng mình không tìm được kết quả



Khi gia tốc hướng lên, thì góc lệch dây so với phương thẳng đứng được tính: [tex]tan\beta =\frac{acos\alpha }{g+asin\alpha }=>\beta =19^06^0[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc đơn trên mặt phẳng ngiêng.
Gửi bởi: misamisa93 trong 02:23:54 pm Ngày 11 Tháng Năm, 2013


Khi gia tốc hướng lên, thì góc lệch dây so với phương thẳng đứng được tính: [tex]tan\beta =\frac{acos\alpha }{g+asin\alpha }=>\beta =19^06^0[/tex]

Thầy ơi e không hiểu công thức của thầy. Thầy có cách cm công thức đó cho e xin ạ. trước giờ dạng này e dùng định lý hàm số cos nhưng kết quả ra  [tex]\beta =30^0[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc đơn trên mặt phẳng ngiêng.
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 03:00:54 pm Ngày 11 Tháng Năm, 2013


Khi gia tốc hướng lên, thì góc lệch dây so với phương thẳng đứng được tính: [tex]tan\beta =\frac{acos\alpha }{g+asin\alpha }=>\beta =19^06^0[/tex]

Thầy ơi e không hiểu công thức của thầy. Thầy có cách cm công thức đó cho e xin ạ. trước giờ dạng này e dùng định lý hàm số cos nhưng kết quả ra  [tex]\beta =30^0[/tex]

Oh, công thức này chứng minh dài dòng lắm ah, chủ yếu là viết được phương trình định luật II Newton, chọn hệ Oxy rồi chiếu lên, giải. Năm ngoái có 1 bạn đã từng giải ra khi thầy chỉ nói như trên. Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng...em tự điền vô hén *-:).


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc đơn trên mặt phẳng ngiêng.
Gửi bởi: k4shando trong 03:09:54 pm Ngày 11 Tháng Năm, 2013
Công thức này chứng minh dc nhưng mà đi thi mà ko nhớ dc mà vào phòng thi mới chứng minh thì chắc là chết quá


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc đơn trên mặt phẳng ngiêng.
Gửi bởi: misamisa93 trong 09:02:01 pm Ngày 11 Tháng Năm, 2013
Oh, công thức này chứng minh dài dòng lắm ah, chủ yếu là viết được phương trình định luật II Newton, chọn hệ Oxy rồi chiếu lên, giải. Năm ngoái có 1 bạn đã từng giải ra khi thầy chỉ nói như trên. Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng...em tự điền vô hén *-:).

E cám ơn thầy. E đã bik cách chứng minh rồi. Nhưng vẫn sẽ cố nhớ vì đặc điểm thi trắc nghiệm không cho phép chứng minh lại  ^-^. Thầy cho e hỏi thêm 1 câu nữa là dạng này có 1 số bài có thể áp dụng định lý hàm số cos vẫn được phải không ạ !


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc đơn trên mặt phẳng ngiêng.
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 10:36:47 am Ngày 13 Tháng Năm, 2013
Oh, công thức này chứng minh dài dòng lắm ah, chủ yếu là viết được phương trình định luật II Newton, chọn hệ Oxy rồi chiếu lên, giải. Năm ngoái có 1 bạn đã từng giải ra khi thầy chỉ nói như trên. Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng...em tự điền vô hén *-:).

E cám ơn thầy. E đã bik cách chứng minh rồi. Nhưng vẫn sẽ cố nhớ vì đặc điểm thi trắc nghiệm không cho phép chứng minh lại  ^-^. Thầy cho e hỏi thêm 1 câu nữa là dạng này có 1 số bài có thể áp dụng định lý hàm số cos vẫn được phải không ạ !

Thầy không rõ định lý hàm số cos em nói là như thế nào.


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc đơn trên mặt phẳng ngiêng.
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 11:59:07 pm Ngày 13 Tháng Năm, 2013
E cám ơn thầy. E đã bik cách chứng minh rồi. Nhưng vẫn sẽ cố nhớ vì đặc điểm thi trắc nghiệm không cho phép chứng minh lại  ^-^. Thầy cho e hỏi thêm 1 câu nữa là dạng này có 1 số bài có thể áp dụng định lý hàm số cos vẫn được phải không ạ !
Đúng vậy dạng tổng quát
tổng quát là ĐL hàm cos: [tex]g'^2=g^2+a^2+2a.g.cos(x)[/tex]
Fqt hướng lên : [tex]x=90+\alpha[/tex]
Fqt hướng xuống : [tex]x=90-\alpha[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc đơn trên mặt phẳng ngiêng.
Gửi bởi: minhthanhtrancp trong 04:44:08 pm Ngày 23 Tháng Tư, 2014
thầy cho em hỏi là nếu cái oto nó chuyển động chậm dần đều  thì công thức như thế nào ạ? Em cảm ơn thầy ạ ^^!


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc đơn trên mặt phẳng ngiêng.
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:13:27 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2014
thầy cho em hỏi là nếu cái oto nó chuyển động chậm dần đều  thì công thức như thế nào ạ? Em cảm ơn thầy ạ ^^!
CHẬM THÌ FQT CÙNG CHIỀU cđ
NẾU CHẬM ĐI XUỐNG ==> fQT HƯỚNG XUỐNG VÀ NGƯỢC LẠI
NẾU NHANH DI XUỐNG ==> fQT HƯỚNG LÊN VÀ NGỰC LẠI