Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: tmnt_53 trong 05:35:13 pm Ngày 09 Tháng Năm, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16007



Tiêu đề: Con lắc lò xo trong thang máy
Gửi bởi: tmnt_53 trong 05:35:13 pm Ngày 09 Tháng Năm, 2013
Câu 31: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k được treo trong thang
máy đứng yên. Ở thời điểm t nào đó khi con lắc đang dao động điều hoà, thang máy bắt đầu chuyển
động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng đi lên. Nếu tại thời điểm t con lắc đang
A. qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động không đổi.
B. ở vị trí biên dưới thì biên độ dao động tăng lên.
C. ở vị trí biên trên thì biên độ dao động giảm đi.
D. qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động tăng lên.
Thầy và các bạn giúp với. Cám ơn mọi người trước  ^-^


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo trong thang máy
Gửi bởi: ChúaNhẫn trong 05:54:30 pm Ngày 09 Tháng Năm, 2013
Câu 31: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k được treo trong thang
máy đứng yên. Ở thời điểm t nào đó khi con lắc đang dao động điều hoà, thang máy bắt đầu chuyển
động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng đi lên. Nếu tại thời điểm t con lắc đang
A. qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động không đổi.
B. ở vị trí biên dưới thì biên độ dao động tăng lên.
C. ở vị trí biên trên thì biên độ dao động giảm đi.
D. qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động tăng lên.
Thầy và các bạn giúp với. Cám ơn mọi người trước  ^-^
đáp án D,
vì tại VTCB cũ vận tốc của vạt là: [tex]v=\omega A[/tex]
khi thang máy chuyển độngnhanh dần lên thì VTCB mới cách VTCB cũ 1 đoạn x=ma/k
biên độ mới:[tex]A'=\sqrt{x^{2}+\frac{v^{2}}{\omega ^{2}}}=\sqrt{x^{2}+A^{2}}>A[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo trong thang máy
Gửi bởi: tmnt_53 trong 08:54:26 pm Ngày 09 Tháng Năm, 2013

đáp án D,
vì tại VTCB cũ vận tốc của vạt là: [tex]v=\omega A[/tex]
khi thang máy chuyển độngnhanh dần lên thì VTCB mới cách VTCB cũ 1 đoạn x=ma/k
biên độ mới:[tex]A'=\sqrt{x^{2}+\frac{v^{2}}{\omega ^{2}}}=\sqrt{x^{2}+A^{2}}>A[/tex]


Nhờ cách chứng minh của bạn mình nghĩ ra cách chứng minh tổng quát cho các phần :)
[tex]A=\sqrt{\frac{v^2}{w^2}+\frac{a^2}{w^4}}[/tex]
Khi ở vị trí cân bằng, trước khi tác động a = 0, sau khi tác động Fqt thì a tăng thêm lượng a' => A tăng.
Khi ở biên trên, a đạt max và hướng xuống, a' tác động vào cũng hướng xuống nên a tăng => A tăng.
Khi ở biên dưới, a hướng lên, a' hướng xuống => a giảm => A giảm
Vậy D đúng  :)