Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: timtoi trong 10:58:13 pm Ngày 07 Tháng Năm, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=15967



Tiêu đề: Câu lý thuyết điện xoay chiều cần giúp đỡ!
Gửi bởi: timtoi trong 10:58:13 pm Ngày 07 Tháng Năm, 2013
Một đoạn mạch gồm điện trở thuần R cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp u = Uocoswt, với w có thể thay đổi còn Uo ko đổi.Khi w = wo thì điện áp hiệu dụng trên R cực đại.Khi w =w1 thì điện áp hiệu dụng trên C cực đại.Khi w chỉ thay đổi từ giá trị wo đến giá trị w1 thì điện áp hiệu dụng trên L
A. tăng rồi giảm.      B.luôn tăng.        C. giảm rồi tăng.      D.luôn giảm.
Cám ơn!!!! =d>


Tiêu đề: Trả lời: Câu lý thuyết điện xoay chiều cần giúp đỡ!
Gửi bởi: vinci trong 11:07:18 pm Ngày 07 Tháng Năm, 2013
Luôn giảm bạn à!
Vì [tex]\omega _2>\omega _0>\omega 1[/tex]
với [tex]\omega _2[/tex]là tần số góc để cho điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm đạt cực đại.


Tiêu đề: Trả lời: Câu lý thuyết điện xoay chiều cần giúp đỡ!
Gửi bởi: timtoi trong 11:30:34 pm Ngày 07 Tháng Năm, 2013
Luôn giảm bạn à!
Vì [tex]\omega _2>\omega _0>\omega 1[/tex]
với [tex]\omega _2[/tex]là tần số góc để cho điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm đạt cực đại.

Bạn chứng minh dùm mình ct đó được ko?


Tiêu đề: Trả lời: Câu lý thuyết điện xoay chiều cần giúp đỡ!
Gửi bởi: vinci trong 11:27:50 pm Ngày 09 Tháng Năm, 2013
*[tex]U_L=\frac{U\omega L}{\sqrt{R^2+(\omega L-\frac{1}{\omega C})^2}} =\frac{U}{\sqrt{\frac{1}{C^2L^2}.\frac{1}{\omega ^4}-(2\frac{1}{LC}-\frac{R^2}{L^2})\frac{1}{\omega ^2}+1}}[/tex]
Nên điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị lớn nhất khi tần số góc thay đổi là:[tex]\frac{1 }{\omega_L ^2} =\frac{2LC-R^2C^2}{2}\Leftrightarrow \omega _L =\sqrt{\frac{2}{2LC-R^2C^2}}[/tex]
*Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt giá trị lớn nhất khi mạch cộng hưởng: [tex]\omega _R=\frac{1}{\sqrt{LC}}[/tex]
*[tex]U_C=\frac{U\frac{1}{C\omega }}{\sqrt{R^2+(\omega L-\frac{1}{\omega C})^2}} =\frac{U}{\sqrt{C^2L^2.\omega ^4-(2LC-R^2C^2)\omega ^2+1}}[/tex]
Nên điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị lớn nhất khi: [tex]\omega ^2_C=\frac{2LC-R^2C^2}{2L^2C^2}\Leftrightarrow \omega _C=\frac{1}{LC}\sqrt{\frac{2LC-R^2C^2}{2}}[/tex]
*Điều kiện (để căn thức có nghĩa) :[tex]2LC-R^2C^2>0[/tex]
Nên
[tex]\omega ^2_L-\omega ^2_C=\frac{R^2C^2(4LC-R^2C^2)}{2L^2C^2(2LC-R^2C^2)}>0[/tex][tex]\omega _L>\omega _C[/tex]
Mà:[tex]\omega _L\omega _C=\omega ^2_R[/tex]
Vậy: [tex]\omega _L>\omega_R>\omega _C[/tex]
******
Thực ra với lý luận đơn giản bạn cũng có thể làm được bài này: khi tần số góc tăng thì cảm kháng tăng dần trong khi đó dung kháng giảm dần và điện trở thì không đổi nên điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm tăng dần đến giá trị cực đại, lý luận tương tự với các phần tử còn lại.