Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Lưu Hoàng Thông trong 12:37:51 am Ngày 07 Tháng Năm, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=15940



Tiêu đề: 2 bài điện khó
Gửi bởi: Lưu Hoàng Thông trong 12:37:51 am Ngày 07 Tháng Năm, 2013
1.Đặt điện áp uMN = [tex]100\sqrt{2}cos100\Pi t[/tex] vào mạch RLC theo thứ tự R,L thuần cảm, thay đổi được, tụ C. L=L1=[tex]\frac{1}{\Pi }[/tex]
  và L=3L1 thì mạch cùng hệ số công suất nhưng 2 dòng điện i1 i2 lệch pha [tex]\frac{2\Pi }{3}[/tex]. Biểu thức uRL  khi L=L1 là
A.uRL=[tex]50\sqrt{2}cos(100\Pi t+\frac{\Pi }{3})[/tex]
B.[tex]100\sqrt{2}cos(100\Pi t-\frac{2\Pi }{3})[/tex]
C.[tex]100\sqrt{2}cos(100\Pi t+\frac{2\Pi }{3})[/tex]
D.[tex]uRL=50\sqrt{2}cos(100\Pi t+\frac{\Pi }{2})[/tex]

2. Một mạch điện xoay chiều nối tiếp theo thứ tự AMNB. Giữa A và M là cuộn dây D. Giữa M và N là hộp kín X chỉ chứa 1 trong 3 phần tử R L C. Giữa N và B là 1 tụ điện C. Hiệu điện thế giữa 2 đầu AN vuông pha với uMB.  X chứa
A.nếu cuộn dây D thuần cảm thì X có thể có R hoặc L
B.Dù D thuần cảm hay không X vẫn có thể chứa R,L hoặc C
C.Dù D thuần cảm hay không thì X chỉ có thể chứa R.
D.Nếu D thuần cảm thì X có thể có L hoặc C

Riêng ở bài 2 em làm ra C nhưng em không hiểu ở chỗ là nó nói chỉ có thể chứa R . Theo em thì nếu nói X chỉ có 1 trong 3 phần tử R L C thì em phân vân không biết L ở đây là chỉ có L(thuần cảm ) hay cuộn dây L có thể có r. Nếu L có thể có r thì đáp án C không thể khẳng định là chỉ có thể chứa R. Mà nếu là L ở đây là thuần cảm thì đáp án A không thể có L được.   (L là phần tử của X , không phải cuộn dây D).  Vậy khi nói X  có L em muốn hỏi L ở đây là L thuần hay là cuộn dây nói chung ,có thể là do đề thiếu sót hoặc do em chưa hiểu rõ đề

Các bạn và thầy cô cố gắng giải giúp em. Em cám ơn





Tiêu đề: Trả lời: 2 bài điện khó
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 07:52:53 am Ngày 07 Tháng Năm, 2013
1.Đặt điện áp uMN = [tex]100\sqrt{2}cos100\Pi t[/tex] vào mạch RLC theo thứ tự R,L thuần cảm, thay đổi được, tụ C. L=L1=[tex]\frac{1}{\Pi }[/tex]
  và L=3L1 thì mạch cùng hệ số công suất nhưng 2 dòng điện i1 i2 lệch pha [tex]\frac{2\Pi }{3}[/tex]. Biểu thức uRL  khi L=L1 là
A.uRL=[tex]50\sqrt{2}cos(100\Pi t+\frac{\Pi }{3})[/tex]
B.[tex]100\sqrt{2}cos(100\Pi t-\frac{2\Pi }{3})[/tex]
C.[tex]100\sqrt{2}cos(100\Pi t+\frac{2\Pi }{3})[/tex]
D.[tex]uRL=50\sqrt{2}cos(100\Pi t+\frac{\Pi }{2})[/tex]
em tự thế số.
cả 2 TH : Cùng hệ số CS, Cùng R
==> [tex]|\varphi_1|=|\varphi_2| ; Z1=Z2 ==> ZL1-ZC=-3ZL1+ZC ==> ZC=2ZL1[/tex]
Do i lệch nhau 120 ==> [tex]|\varphi_1|=|\varphi_2|=60 ==> R=|ZL1-ZC|/tan(60)[/tex]
và [tex]\varphi_{i1}=\varphi_u - 60[/tex]
Mặt khác [tex]tan(\varphi_{RL})=ZL1/R ==> \varphi_{RL} ==> \varphi_{uRL}[/tex]
[tex]U_{oRL}/Z_{RL}=U_0/Z ==> U_{ORL}[/tex]
(em thử vẽ vecto xem có giá trị đặc biệt để tính nhanh?)


Tiêu đề: Trả lời: 2 bài điện khó
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:08:47 am Ngày 07 Tháng Năm, 2013
2. Một mạch điện xoay chiều nối tiếp theo thứ tự AMNB. Giữa A và M là cuộn dây D. Giữa M và N là hộp kín X chỉ chứa 1 trong 3 phần tử R L C. Giữa N và B là 1 tụ điện C. Hiệu điện thế giữa 2 đầu AN vuông pha với uMB.  X chứa
A.nếu cuộn dây D thuần cảm thì X có thể có R hoặc L
B.Dù D thuần cảm hay không X vẫn có thể chứa R,L hoặc C
C.Dù D thuần cảm hay không thì X chỉ có thể chứa R.
D.Nếu D thuần cảm thì X có thể có L hoặc C

Riêng ở bài 2 em làm ra C nhưng em không hiểu ở chỗ là nó nói chỉ có thể chứa R . Theo em thì nếu nói X chỉ có 1 trong 3 phần tử R L C thì em phân vân không biết L ở đây là chỉ có L(thuần cảm ) hay cuộn dây L có thể có r. Nếu L có thể có r thì đáp án C không thể khẳng định là chỉ có thể chứa R. Mà nếu là L ở đây là thuần cảm thì đáp án A không thể có L được.   (L là phần tử của X , không phải cuộn dây D).  Vậy khi nói X  có L em muốn hỏi L ở đây là L thuần hay là cuộn dây nói chung ,có thể là do đề thiếu sót hoặc do em chưa hiểu rõ đề

Các bạn và thầy cô cố gắng giải giúp em. Em cám ơn
Khi đã nó chứa 1 trong 3 phần tử R,L,C thì chỉ có cuộn dây thuần cảm thôi em ah.
Phân tích câu A : Nếu cuộn dây D thuần thì khi X=L ta sẽ thấy UAN và UMB sẽ đồng pha hay ngược pha tùy thuộc vào ZD và ZL so với ZC ==> câu này sai rồi.
Câu B: ý câu này trùng ý câu A một phần ==> câu này sai
Câu C: ý câu này ==> UAN và UMB luôn lệch pha nhau, do vậy tùy thuộc vào giá trị ZD,R,ZC có thể ta có TH vuông pha. (ta có thể chọn câu này)