Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: biminh621 trong 04:24:19 pm Ngày 04 Tháng Năm, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=15841



Tiêu đề: Thắc mắc: điện xoay chiều
Gửi bởi: biminh621 trong 04:24:19 pm Ngày 04 Tháng Năm, 2013
Đoạn mạch mắc nối tiếp AB gồm [tex]C=\frac{1}{6\pi }mF[/tex], [tex]L=\frac{0,3}{\pi }H[/tex], có điện trở trong [tex]r=10\Omega[/tex], và một biến trở R. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều có tần số f thay đổi. Khi f = 50 Hz, thay đổi R thì điện áp hiệu dụng trên đầu tụ đạt giá trị cực đại là U1. Khi [tex]R=30\Omega[/tex], thay đổi f thì bây giờ điện áp hiệu dụng trên đầu tụ đạt giá trị cực đại là U2. Tỉ số U1/U2 bằng
A.0,79                                        B. 6,29                                          C. 1,58                                       D.3,15

Lúc đầu: [tex]R+r=0\Rightarrow U_{Cmax}=\frac{U.Z_{C}}{\mid Z_{L}-Z_{C}\mid }=U_{1}[/tex]

Lúc sau: [tex]U_{Cmax}=\frac{2UL}{(R+r)\sqrt{4LC-(R+r)^{2}C^{2}}}=U_{2}[/tex]

Sau đó tính U1/U2
Xin hỏi mọi người bài này giải như thế này đã đúng chưa, sao tính mãi vẫn ko ra 1,58, vì đáp án của câu này là C. Mong giúp đỡ




Tiêu đề: Trả lời: Thắc mắc: điện xoay chiều
Gửi bởi: Huỳnh Phước Tuấn trong 05:33:02 pm Ngày 04 Tháng Năm, 2013
Đoạn mạch mắc nối tiếp AB gồm [tex]C=\frac{1}{6\pi }mF[/tex], [tex]L=\frac{0,3}{\pi }H[/tex], có điện trở trong [tex]r=10\Omega[/tex], và một biến trở R. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều có tần số f thay đổi. Khi f = 50 Hz, thay đổi R thì điện áp hiệu dụng trên đầu tụ đạt giá trị cực đại là U1. Khi [tex]R=30\Omega[/tex], thay đổi f thì bây giờ điện áp hiệu dụng trên đầu tụ đạt giá trị cực đại là U2. Tỉ số U1/U2 bằng
A.0,79                                        B. 6,29                                          C. 1,58                                       D.3,15

Lúc đầu: [tex]R+r=0\Rightarrow U_{Cmax}=\frac{U.Z_{C}}{\mid Z_{L}-Z_{C}\mid }=U_{1}[/tex]

Lúc sau: [tex]U_{Cmax}=\frac{2UL}{(R+r)\sqrt{4LC-(R+r)^{2}C^{2}}}=U_{2}[/tex]

Sau đó tính U1/U2
Xin hỏi mọi người bài này giải như thế này đã đúng chưa, sao tính mãi vẫn ko ra 1,58, vì đáp án của câu này là C. Mong giúp đỡ
Làm sao có R <0?
Lúc đầu:[tex]U_{Cmax}=\frac{U_{AB}Z_{C}}{\sqrt{r^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}}=U_{1}[/tex]
Còn trường hợp sau em đã tính đúng. Tính lại xem có ra đáp án không?!


Tiêu đề: Trả lời: Thắc mắc: điện xoay chiều
Gửi bởi: biminh621 trong 10:09:55 pm Ngày 04 Tháng Năm, 2013
Tính như vậy thì ra đáp số đúng rồi thưa Thầy. Theo thầy thì ko có trường hợp R<0, nhưng em vẫn thấy thắc mắc ở điểm sao
Em xin nói đến trường hợp đầu: [tex]U_{C}=I.Z_{C}[/tex][tex]=\frac{U.Z_{C}}{\sqrt{(R+r)^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}}[/tex]
Để [tex]U_{Cmax}[/tex] thì dễ thấy R + r phải = 0  [tex]\Rightarrow U_{Cmax}=\frac{U.Z_{C}}{\mid Z_{L}-Z_{C}\mid }[/tex]
Như vậy thì rất hợp lí, về mặt toán học ko có gì sai cả



Tiêu đề: Trả lời: Thắc mắc: điện xoay chiều
Gửi bởi: photon01 trong 10:18:58 pm Ngày 04 Tháng Năm, 2013
Tính như vậy thì ra đáp số đúng rồi thưa Thầy. Theo thầy thì ko có trường hợp R<0, nhưng em vẫn thấy thắc mắc ở điểm sao
Em xin nói đến trường hợp đầu: [tex]U_{C}=I.Z_{C}[/tex][tex]=\frac{U.Z_{C}}{\sqrt{(R+r)^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}}[/tex]
Để [tex]U_{Cmax}[/tex] thì dễ thấy R + r phải = 0  [tex]\Rightarrow U_{Cmax}=\frac{U.Z_{C}}{\mid Z_{L}-Z_{C}\mid }[/tex]
Như vậy thì rất hợp lí, về mặt toán học ko có gì sai cả
Về mặt toán học thì đúng! Nhưng R là một đại lượng vật lý em ạ! Trên thực tế không có R < 0. Một dây dẫn điện luôn có R > 0. Trường hợp R = 0 là lý tưởng hay nói cách khác là trường hợp siêu dẫn. Còn R < 0 không hề có trong thực tế em nhé!
Cũng có thể em cho rằng cả R và r đều = 0. Nhưng thực tế bài toán cho r khác 0 nên R + r = 0 thì chắc chắn R < 0 và điều đó là không có!