Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: tienphuoc3131 trong 07:27:17 am Ngày 02 Tháng Năm, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=15786



Tiêu đề: Một số bài giao thoa cần giải thích
Gửi bởi: tienphuoc3131 trong 07:27:17 am Ngày 02 Tháng Năm, 2013
Câu 1: Cho thí nghiệm Y-âng, khoảng cách hai khe sáng 0,2 mm, khoảng cách từ hai khe sáng tới màn là 1 m. Người ta dùng đồng thời ba ánh sáng đơn sắc màu đỏ, lam và tím có bước sóng tương ứng là 760 nm, 570 nm và 380 nm. Trên màn quan sát, điểm M và N nằm về một phía vân trung tâm và cách vân trung tâm tương ứng là 2 cm và 6 cm. Tìm số vân sáng trong khoảng giữa hai điểm M và N.
A. 28   B. 21   C. 33   D. 49
Em ra 45 = =', các thầy giúp em

Câu 2: Cho thí nghiệm Y-âng, khoảng cách 10 vân giao thoa liên tiếp là 6,84 mm, khoảng cách hai khe sáng là 0,2 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn quan sát là 0,8 m. Tìm bước sóng ánh sáng.
A. 0,42 μm   B. 0,76 μm   C. 0,56 μm   D. 0,38 μm
Sao câu này em làm không có đáp án nhỉ

Câu 3: Cho thí nghiệm Y-âng, ánh sáng có bước sóng 500 nm. H là chân đường cao hạ vuông góc từ S1 tới màn M. Lúc đầu người ta thấy H là một cực đại giao thoa. Dịch màn M ra xa hai khe S1, S2 đến khi tại H bị triệt tiêu năng lượng sáng lần thứ nhất thì độ dịch là 1/7 m. Để năng lượng tại H lại triệt tiêu thì phải dịch màn xa thêm ít nhất là 16/35 m. Khoảng cách hai khe S1 và S2 là:   A. 2 mm     B. 1,8 mm    C. 0,5 mm   D. 1 mm
Câu đây em mù luôn, các thầy giải chi tiết dùm em nha


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài giao thoa cần giải thích
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 09:40:06 am Ngày 02 Tháng Năm, 2013
Câu 1: Cho thí nghiệm Y-âng, khoảng cách hai khe sáng 0,2 mm, khoảng cách từ hai khe sáng tới màn là 1 m. Người ta dùng đồng thời ba ánh sáng đơn sắc màu đỏ, lam và tím có bước sóng tương ứng là 760 nm, 570 nm và 380 nm. Trên màn quan sát, điểm M và N nằm về một phía vân trung tâm và cách vân trung tâm tương ứng là 2 cm và 6 cm. Tìm số vân sáng trong khoảng giữa hai điểm M và N.
A. 28                                B. 21            C. 33      D. 49

HD:
Oh hồi nãy đọc đề không kỹ, làm lại
xM < ki1 <xN ==> đếm k nguyên
xM < ki2 <xN==> đếm k nguyên
xM < ki3 <xN==> đếm k nguyên


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài giao thoa cần giải thích
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 09:45:29 am Ngày 02 Tháng Năm, 2013
Câu 2: Cho thí nghiệm Y-âng, khoảng cách 10 vân giao thoa liên tiếp là 6,84 mm, khoảng cách hai khe sáng là 0,2 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn quan sát là 0,8 m. Tìm bước sóng ánh sáng.
A. 0,42 μm   B. 0,76 μm   C. 0,56 μm   D. 0,38 μm
coi chừng bị bẫy : 10 vân giao thoa cả sáng và tối ==> [tex]9.\lambda.D/2a = 6,84 ==> \lambda=0,38 \mu.m[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài giao thoa cần giải thích
Gửi bởi: tienphuoc3131 trong 09:48:23 am Ngày 02 Tháng Năm, 2013
Thầy ơi nếu làm như thầy ra có 10 vân sáng à, đáp án là 28.
Mà em thấy trong khoảng MN =4, mình tính số vân sáng đỏ lam tím rồi tổng 3 cái lại ra đáp số chứ nhĩ


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài giao thoa cần giải thích
Gửi bởi: tienphuoc3131 trong 09:53:01 am Ngày 02 Tháng Năm, 2013
Câu 2: Cho thí nghiệm Y-âng, khoảng cách 10 vân giao thoa liên tiếp là 6,84 mm, khoảng cách hai khe sáng là 0,2 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn quan sát là 0,8 m. Tìm bước sóng ánh sáng.
A. 0,42 μm   B. 0,76 μm   C. 0,56 μm   D. 0,38 μm
coi chừng bị bẫy : 10 vân giao thoa cả sáng và tối ==> [tex]9.\lambda.D/2a = 6,84 ==> \lambda=0,38 \mu.m[/tex]

= =' em bị bẫy thật


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài giao thoa cần giải thích
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 10:06:03 am Ngày 02 Tháng Năm, 2013

Câu 3: Cho thí nghiệm Y-âng, ánh sáng có bước sóng 500 nm. H là chân đường cao hạ vuông góc từ S1 tới màn M. Lúc đầu người ta thấy H là một cực đại giao thoa. Dịch màn M ra xa hai khe S1, S2 đến khi tại H bị triệt tiêu năng lượng sáng lần thứ nhất thì độ dịch là 1/7 m. Để năng lượng tại H lại triệt tiêu thì phải dịch màn xa thêm ít nhất là 16/35 m. Khoảng cách hai khe S1 và S2 là:   A. 2 mm     B. 1,8 mm    C. 0,5 mm   D. 1 mm
Câu đây em mù luôn, các thầy giải chi tiết dùm em nha

Dễ dàng thấy tọa độ H là a/2.
Màn càng ra xa thì hệ vân càng " nở " ra. Năng lượng sáng triệt tiêu nghĩa là tại đó là vân tối.
Nếu lúc đầu H là VS bậc k thì vân tối dưới H (gần nhất) là vân tối thứ k.

Lúc đầu tại H là vân sáng => [tex]x_H=k\frac{\lambda D}{a}[/tex]  (1)

Ra xa 1/7m: [tex]x_H=(k-0,5)\frac{\lambda (D+1/7)}{a}[/tex]  (2)

Xa thêm 16/35m: [tex]x_H=(k-1,5)\frac{\lambda (D+3/5)}{a}[/tex]  (3), bây giờ H là vân tối thứ k-1.

(1), (2) => 0,5D - k/7 = -0,5/7

(1), (3) => 1,5D - 3/5.k = -4,5/7

=> D = 1m, k = 4

Thay vào (1) => i = 2mm.






Tiêu đề: Trả lời: Một số bài giao thoa cần giải thích
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 11:59:36 am Ngày 02 Tháng Năm, 2013
Thầy ơi nếu làm như thầy ra có 10 vân sáng à, đáp án là 28.
Mà em thấy trong khoảng MN =4, mình tính số vân sáng đỏ lam tím rồi tổng 3 cái lại ra đáp số chứ nhĩ
đọc đề không kỹ ==> làm lại rùi


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Một số bài giao thoa cần giải thích
Gửi bởi: lina trong 02:50:03 pm Ngày 02 Tháng Năm, 2013
Câu 1: Cho thí nghiệm Y-âng, khoảng cách hai khe sáng 0,2 mm, khoảng cách từ hai khe sáng tới màn là 1 m. Người ta dùng đồng thời ba ánh sáng đơn sắc màu đỏ, lam và tím có bước sóng tương ứng là 760 nm, 570 nm và 380 nm. Trên màn quan sát, điểm M và N nằm về một phía vân trung tâm và cách vân trung tâm tương ứng là 2 cm và 6 cm. Tìm số vân sáng trong khoảng giữa hai điểm M và N.
A. 28                                B. 21            C. 33      D. 49

HD:
Oh hồi nãy đọc đề không kỹ, làm lại
xM < ki1 <xN ==> đếm k nguyên
xM < ki2 <xN==> đếm k nguyên
xM < ki3 <xN==> đếm k nguyên
thầy ơi có phải là tính tổng số vân sáng sinh ra rồi trừ đi số vân trùng ko ,sao em làm chỉ ra 21 vấn ( tổng số vân là 45 ,có 2 vân trùng của 3 bức xạ ,2 vân trùng của bức xạ 1 và 2 ,12 vân trùng của bức xạ 1 và 3 , 6 vân trùng của bức xạ 2 và 3  ko biết sai ở đâu mà đáp án sai thầy ạ )


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Một số bài giao thoa cần giải thích
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 05:17:14 pm Ngày 02 Tháng Năm, 2013
Câu 1: Cho thí nghiệm Y-âng, khoảng cách hai khe sáng 0,2 mm, khoảng cách từ hai khe sáng tới màn là 1 m. Người ta dùng đồng thời ba ánh sáng đơn sắc màu đỏ, lam và tím có bước sóng tương ứng là 760 nm, 570 nm và 380 nm. Trên màn quan sát, điểm M và N nằm về một phía vân trung tâm và cách vân trung tâm tương ứng là 2 cm và 6 cm. Tìm số vân sáng trong khoảng giữa hai điểm M và N.
A. 28                                B. 21            C. 33      D. 49

+ Như 1 bài thầy đã phân tích, quan trọng là cái câu từ trong đề, nếu như đề bài như thế này chỉ nói số vân sáng mà không nói rõ 2 vân sáng trùng thì tính là 1 thì ta giải bình thường làm tìm số vân sáng của từng bức xạ rồi tính tổng
+ Còn nếu hiểu (2 vân sáng trùng hay 3 vân sáng trùng thì tính là 1) thì theo thầy đề phải nói rõ hay ít ra cũng nói đến từ "quan sát" trên màn
Do vậy nếu hiểu theo cách 1:
xM < ki1 <xN ==> 5,26<k<15,7 ==> k={6,..,15} ==> 10 vân
xM < ki2 <xN==> 7,01<k<21,05 ==> k={8,..,21} ==> 14 vân
xM < ki3 <xN==> 10,5<k<32,5 ==> k={11,..,32} ==> 21 vân
Tổng có 45 vân sáng
(theo thầy nếu làm thầy cũng làm theo cách này thôi)
Nếu hiểu theo cách 2:
Tại vị trí M ta có k1=5,3 ; k2=7,01 ; k3=10,05
Tại vị trí N ta có k1=15,7 ; k2=21,05 ; k3=31,57
vân trùng 1,2,3 gần vân trung tâm nhất có: k1=3,k2=4,k3=6  ==> giữa MN có 4 vân trùng 3 ứng với (k1=6,9,12,15 và k2=8,12,16,20 và k3=12,18,24,30)
Xét 2 vân trùng 3 liên tiếp
k1/k2=3/4 ==> không có vân trùng 1,2
k1/k3=1/2 ==> 2 vân trùng 1,3
k2/k3=2/3 ==> 1 vân trùng 2,3
==> Trong khoảng giữa 2 vân trùng (3 bức xạ) có 7 vân sáng

+ vậy giữa vân trùng 3 bức xạ gần N và gần M có tổng cộng : 25 vân sáng

Ngoài ra từ vị trí vân 3 bức xạ gần M còn có 1 vân sáng bậc 11 của bức xạ 3 và sát vị trí N có 1 bức xạ 2(bậc 20) và 1 bức xạ 3(bậc 31) ==> tổng số vân 28 vân
(cái này phải xem hình thêm bên dưới)