Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: dan_dhv trong 01:20:53 am Ngày 02 Tháng Năm, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=15781



Tiêu đề: Bài tập về con lắc lò xo trong thang máy cần giúp đỡ
Gửi bởi: dan_dhv trong 01:20:53 am Ngày 02 Tháng Năm, 2013
Một con lắc lò xo được treo trên trần của một thang máy. Khi thang máy đứng yên thì con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T= 0,4 s và biên độ A=5cm.
Vừa lúc quả con lắc đi qua vị trí lò xo không biến dạng từ trên xuống thì thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên với gia tốc a=5 (m/s^2). Biên độ dao động con lắc lò xo lúc này.
A. [tex]5\sqrt{3}[/tex]cm
B. 5cm
C. [tex]3\sqrt{5}[/tex]cm
D. 7cm



Tiêu đề: Trả lời: Bài tập về con lắc lò xo trong thang máy cần giúp đỡ
Gửi bởi: vinci trong 05:58:08 am Ngày 02 Tháng Năm, 2013
Li độ của lò xo ngay khi thang máy chuyển động chính là khoảng cách giữa hai vị trí cân bằng cũ và mới:
[tex]x_1=\Delta l_1-\Delta l=\frac{(g+a) T^2}{4\pi ^2}-\frac{gT^2}{4\pi ^2}=\frac{aT^2}{4\pi ^2}[/tex]
Vận tốc của vật nặng là vận tốc cực đại của lò xo lúc đầu:
[tex]v_1=\frac{2\pi A}{T}[/tex]
Tần số góc không thay đổi.
Sử dụng hệ thức độc lập:[tex]\sqrt{x_1^2+\frac{T^2v_1^2}{4\pi ^2 } }=A[/tex]
kết quả mình ra là:căn 29 cm
Bạn cho mình ý kiến xem sai ở đâu????



Tiêu đề: Trả lời: Bài tập về con lắc lò xo trong thang máy cần giúp đỡ
Gửi bởi: Quang Dương trong 06:54:33 am Ngày 02 Tháng Năm, 2013
Li độ của lò xo ngay khi thang máy chuyển động chính là khoảng cách giữa hai vị trí cân bằng cũ và mới:
[tex]x_1=\Delta l_1-\Delta l=\frac{(g+a) T^2}{4\pi ^2}-\frac{gT^2}{4\pi ^2}=\frac{aT^2}{4\pi ^2}[/tex]
Vận tốc của vật nặng là vận tốc cực đại của lò xo lúc đầu:
[tex]v_1=\frac{2\pi A}{T}[/tex]
Tần số góc không thay đổi.
Sử dụng hệ thức độc lập:[tex]\sqrt{x_1^2+\frac{T^2v_1^2}{4\pi ^2 } }=A[/tex]
kết quả mình ra là:căn 29 cm
Bạn cho mình ý kiến xem sai ở đâu????



Chỉnh lại lời giải như sau :
Vận tốc của vật nặng là vận tốc của vật khi qua vị trí mà lò xo không biến dạng : nên

[tex]|v_{1}|=\sqrt{\omega ^{2}A^{2} - \omega ^{2}\Delta l^{2}} = \sqrt{\omega ^{2}A^{2} - g}[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Bài tập về con lắc lò xo trong thang máy cần giúp đỡ
Gửi bởi: superburglar trong 01:22:04 pm Ngày 02 Tháng Năm, 2013
Li độ của lò xo ngay khi thang máy chuyển động chính là khoảng cách giữa hai vị trí cân bằng cũ và mới:
[tex]x_1=\Delta l_1-\Delta l=\frac{(g+a) T^2}{4\pi ^2}-\frac{gT^2}{4\pi ^2}=\frac{aT^2}{4\pi ^2}[/tex]
Vận tốc của vật nặng là vận tốc cực đại của lò xo lúc đầu:
[tex]v_1=\frac{2\pi A}{T}[/tex]
Tần số góc không thay đổi.
Sử dụng hệ thức độc lập:[tex]\sqrt{x_1^2+\frac{T^2v_1^2}{4\pi ^2 } }=A[/tex]
kết quả mình ra là:căn 29 cm
Bạn cho mình ý kiến xem sai ở đâu????



Chỉnh lại lời giải như sau :
Vận tốc của vật nặng là vận tốc của vật khi qua vị trí mà lò xo không biến dạng : nên

[tex]|v_{1}|=\sqrt{\omega ^{2}A^{2} - \omega ^{2}\Delta l^{2}} = \sqrt{\omega ^{2}A^{2} - g}[/tex]


thầy ơi,theo em [tex]v1^{2}=\omega ^{2}A^{2}-\omega ^{2}(A-\Delta l)^{2}[/tex] chứ ạ.


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập về con lắc lò xo trong thang máy cần giúp đỡ
Gửi bởi: Quang Dương trong 02:13:47 pm Ngày 02 Tháng Năm, 2013

thầy ơi,theo em [tex]v1^{2}=\omega ^{2}A^{2}-\omega ^{2}(A-\Delta l)^{2}[/tex] chứ ạ.


Ừ , Đúng rồi !