Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 11 => Tác giả chủ đề:: Alexman113 trong 04:52:41 pm Ngày 11 Tháng Tư, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=15241



Tiêu đề: Bài tập về thấu kính.
Gửi bởi: Alexman113 trong 04:52:41 pm Ngày 11 Tháng Tư, 2013
1. Một thấu kính hội tụ và một thấu kính phân kì có cùng trục chính, có tiêu cự lần lượt là [tex]30cm[/tex] và [tex]10cm[/tex] đặt cách nhau [tex]20cm.[/tex] Phải đặt nguồn điểm [tex]S[/tex] ở đâu để có chùm tia ló là một chùm tia song song trục chính?

2. Tiêu cự của một thấu kính hội tụ thủy tinh bị nhúng trong nước so với tiêu cự của thấu kính đó nằm trong không khí sẽ:
  A. Dài hơn         
  B. Ngắn hơn
  C. Có giá trị âm, tức thấu kính hội tụ bị nhúng trong nước sẽ trở thành thấu kính phân kì
  D. Bằng nhau

3. Một ống dây dài [tex]1\,m[/tex] chỉ có một lớp vòng dây quấn sít nhau, bán kính các vòng dây bằng [tex]5cm[/tex], đường kính dây điện bằng [tex]1mm.[/tex] Cho biết dòng điện qua ống dây [tex]I=5A.\,\,(\pi^2\approx 10).[/tex] Tính từ thông xuyên qua ống dây.

4. Vật sáng [tex]AB\perp[/tex] với trục chính của thấu kính sẽ có ảnh ngược chiều, độ lớn bằng [tex]\dfrac{1}{2}AB.[/tex] Di chuyển [tex]AB[/tex] về phía thấu kính thêm [tex]42cm[/tex] thì ảnh lại ngược chiều và lớn gấp [tex]4[/tex] lần [tex]AB.[/tex] Tính tiêu cự thấu kính.

5. Chọn câu SAI: Cho một chùm tia sáng song song tới mặt phân cách giữa [tex]2[/tex] môi trường:
   A. Góc khúc xạ [tex]r[/tex] có thể lớn hơn hay nhỏ hơn góc tới [tex]i[/tex].
   B. Chiết suất [tex]n_2[/tex] của môi trường khúc xạ càng lớn thì chùm tia bị gãy khúc càng nhiều.
   C. Góc lệch của chùm tia khi đi qua mặt phân cách càng lớn khi chiết suất [tex]n_1[/tex] và [tex]n_2[/tex] của hai môi trường tới và khúc xạ càng khác nhau.
   D. Chùm tia bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách.

Mong các thầy, anh chị xem giúp em gấp ạ, em cảm ơn.


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập về thấu kính.
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 07:14:57 pm Ngày 11 Tháng Tư, 2013
1. Một thấu kính hội tụ và một thấu kính phân kì có cùng trục chính, có tiêu cự lần lượt là [tex]30cm[/tex] và [tex]10cm[/tex] đặt cách nhau [tex]20cm.[/tex] Phải đặt nguồn điểm [tex]S[/tex] ở đâu để có chùm tia ló là một chùm tia song song trục chính?
Tiêu điểm ảnh của TKHT trùng với tiêu điểm vật của TK phân kỳ (F'ht=Fpk) vậy để có chùm tia ló song song trục chính thì
vật vô cực ==> Chùm tia // trục chính TKHT cho ảnh ở TĐiểm F', ảnh này nằm ngay tiêu điểm vật của TKPK cho ảnh ở vô cực hay các tia sáng // trục chính
Trích dẫn
2. Tiêu cự của một thấu kính hội tụ thủy tinh bị nhúng trong nước so với tiêu cự của thấu kính đó nằm trong không khí sẽ:
  A. Dài hơn         
  B. Ngắn hơn
  C. Có giá trị âm, tức thấu kính hội tụ bị nhúng trong nước sẽ trở thành thấu kính phân kì
  D. Bằng nhau
1/f=(n/n'-1)(1/R)
Trong không khí n'=1< trong nước ==> n/n' giảm ==> 1/f giàm ==> f tăng
Trích dẫn
3. Một ống dây dài [tex]1\,m[/tex] chỉ có một lớp vòng dây quấn sít nhau, bán kính các vòng dây bằng [tex]5cm[/tex], đường kính dây điện bằng [tex]1mm.[/tex] Cho biết dòng điện qua ống dây [tex]I=5A.\,\,(\pi^2\approx 10).[/tex] Tính từ thông xuyên qua ống dây.
Vòng dây quấn sít nhau ==> L=N.d ==> N (L chiều dài ống, Số vòng trên ống, d đường kính tiết diện dây)
[tex]\Phi = L.I = 4\pi.10^{-7}.N^2/L.S.I [/tex]
em thế số, và nhớ đổi đơn vị chuẩn nhé.
Trích dẫn
4. Vật sáng [tex]AB\perp[/tex] với trục chính của thấu kính sẽ có ảnh ngược chiều, độ lớn bằng [tex]\dfrac{1}{2}AB.[/tex] Di chuyển [tex]AB[/tex] về phía thấu kính thêm [tex]42cm[/tex] thì ảnh lại ngược chiều và lớn gấp [tex]4[/tex] lần [tex]AB.[/tex] Tính tiêu cự thấu kính.
AB ==> f ==> A1B1 (d1,d1',k1=-1/2)
AB ===>f ===>A2B2(d2=d1-42,d2',k2=-4)
Em dùng Công thức k1=f/f-d1 và k2=f/f-d2
sau đó rút d1 và d2 theo f rồi thế vào PT d2=d1-42 sẽ tìm được f
Trích dẫn
5. Chọn câu SAI: Cho một chùm tia sáng song song tới mặt phân cách giữa [tex]2[/tex] môi trường:
   A. Góc khúc xạ [tex]r[/tex] có thể lớn hơn hay nhỏ hơn góc tới [tex]i[/tex].
   B. Chiết suất [tex]n_2[/tex] của môi trường khúc xạ càng lớn thì chùm tia bị gãy khúc càng nhiều.
   C. Góc lệch của chùm tia khi đi qua mặt phân cách càng lớn khi chiết suất [tex]n_1[/tex] và [tex]n_2[/tex] của hai môi trường tới và khúc xạ càng khác nhau.
   D. Chùm tia bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách.
[/size]
Mong các thầy, anh chị xem giúp em gấp ạ, em cảm ơn.
A/ n1>n2 ==> r>i ; n1<n2 ==> r<i
B/ n1.sin(i)=n2.sin(r) ==> sự gãy khúc thể hiện góc lệch D, nếu D càng lớn gãy khúc càng nhiều
nếu n2>n1 nhiều thì dãy khúc càng nhiều, nếu n2>n1 ít thì gãy khúc ít. do vậy sự gãy khúc nhiều hay ít tùy thuộc vào chiết suất tỷ đối của 2 so với 1 là lớn hay bé ==> câu này sai