Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: LanAnhKut3 trong 02:12:57 am Ngày 10 Tháng Tư, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=15189



Tiêu đề: Bài tập Sóng ánh sáng và dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: LanAnhKut3 trong 02:12:57 am Ngày 10 Tháng Tư, 2013
Câu 1: Trong thí nghiệm I-âng, khoảng cách giữa hai khe la 1,2mm và các vân được quan sát qua một kính lúp tiêu cự f=4cm đặt cách mặt phẳng giữa hai khe một khoảng L=40cm. Một người mắt bình thường khi quan sát ở trạng thái không điều tiết thì có góc trong khoảng vân i=[tex]3,75.10^{-3}[/tex] rad. Tính [tex]\lambda[/tex]
A.0,72um   B.0,6um   C.0,64um   D.0,5um
Câu 2: Chiếu một chùm sáng đơn sắc có bước sóng 0,4 [tex]\mu m[/tex] và có cường độ 1kW/m^2, vuông góc với catot của một tế bào quang điện. Biết cường độ dòng điện bão hòa là 0,2mA và điện tích của cactot là 2cm^2.Hiệu suất quang điện có giá trị là:
A.6,08%   B.0,86%   C.2,45%   D.0,31%
Câu 3: Một cuộn dây thuần cảm có độ từ cảm L=4mH. Ban đầu cuộn dây được mắc với một nguồn điện một chiều có suất điện động là 1V và điện trở trong là 10 ôm. Sau khi dòng điện chạy qua cuôn dây ổn định thì ngắt cuộn dây ra khỏi nguồn điện và mắc với tụ điện để tạo thành một mạch dao động. Biết tụ điện có điện dung C=0,1 [tex]\mu F[/tex]. Xác định điện áp cực đại giữa hai bản tụ điện khi có cuộn dây mắc vào?
A.1V B.2V  C.10V   D.20V
Mong mọi người giúp đỡ [-O<




Tiêu đề: Trả lời: Bài tập Sóng ánh sáng và dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: JoseMourinho trong 02:30:30 am Ngày 10 Tháng Tư, 2013
Câu 2:
Theo định nghĩa cường độ=>công suất chiếu lên catot là P=I.S=10^3.2.10^(-4) (W)
Số photon đập vào catot là n=P/E(trong đó E=hc/lamda)
Số electron văng ra N=0,2.1^-3/e (e=1,6.10^-19)
=>H=N/n=> D


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập Sóng ánh sáng và dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: Huỳnh Phước Tuấn trong 06:14:35 am Ngày 10 Tháng Tư, 2013
Câu 1: Trong thí nghiệm I-âng, khoảng cách giữa hai khe la 1,2mm và các vân được quan sát qua một kính lúp tiêu cự f=4cm đặt cách mặt phẳng giữa hai khe một khoảng L=40cm. Một người mắt bình thường khi quan sát ở trạng thái không điều tiết thì có góc trong khoảng vân i=[tex]3,75.10^{-3}[/tex] rad. Tính [tex]\lambda[/tex]
A.0,72um   B.0,6um   C.0,64um   D.0,5um
Góc trông ảnh qua kính lúp: tan[tex]\alpha =\frac{i}{f}\rightarrow i\rightarrow \lambda[/tex]
  


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập Sóng ánh sáng và dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 09:41:58 am Ngày 10 Tháng Tư, 2013
Câu 3: Một cuộn dây thuần cảm có độ từ cảm L=4mH. Ban đầu cuộn dây được mắc với một nguồn điện một chiều có suất điện động là 1V và điện trở trong là 10 ôm. Sau khi dòng điện chạy qua cuôn dây ổn định thì ngắt cuộn dây ra khỏi nguồn điện và mắc với tụ điện để tạo thành một mạch dao động. Biết tụ điện có điện dung C=0,1 [tex]\mu F[/tex]. Xác định điện áp cực đại giữa hai bản tụ điện khi có cuộn dây mắc vào?
A.1V B.2V  C.10V   D.20V

Ban đầu, theo định luật Ôm: [tex]I=\frac{E}{r}=0,1A[/tex] => năng lượng từ [tex]W_L=1/2LI^2[/tex]

Mắc cuộn dây vào tụ thì năng lượng này bảo toàn, khi năng lượng từ chuyển hóa hết thành năng lượng điện thì

[tex]1/2CU_0^2=1/2LI^2=>U_0=20V[/tex]