Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: moths trong 08:02:04 pm Ngày 09 Tháng Tư, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=15179



Tiêu đề: bài tập về dao động
Gửi bởi: moths trong 08:02:04 pm Ngày 09 Tháng Tư, 2013
nhờ thầy giúp em mấy bài này ạ
Bài 54: một vật dao động điều hòa có biên độ 10cm,tần số 0,5Hz .Khi t=0 thì vật đi qua vị trí có li độ cực đại,khi t=0,25s vật có vận tốc là bao nhiêu
Bài 56: một con lắc lò xo treo thẳng đứng ,quả cầu có khối lượng 250g,lò xo nhẹ đàn hồi có độ cứng 10N/m.Khi hệ dao động điều hòa với biên độ 10cm.Lấy g=10m/s2. Giá trị cực đại của lực kéo về và lực đàn hồi lần lượt là bao nhiêu?


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về dao động
Gửi bởi: hocsinhIU trong 09:03:45 pm Ngày 09 Tháng Tư, 2013
[tex]T = 2s[/tex]
tại t=0 li độ cực đại suy ra vật ở biên dương
ta có [tex]t= \frac{T}{8}[/tex]
suy ra góc quay được là [tex]\frac{\Pi}{4}[/tex]
áp dụng công thức [tex]v = - A\omega sin\left(\omega t \right)[/tex]




Tiêu đề: Trả lời: bài tập về dao động
Gửi bởi: hocsinhIU trong 09:09:44 pm Ngày 09 Tháng Tư, 2013
[tex]\Delta l=\frac{mg}{k}= 25 cm[/tex]
[tex]\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}= 2\sqrt{10}[/tex]
lực kéo về cực đại [tex]F_{kvmax}= -mA\omega ^{2}[/tex]
lực đàn hồi cực đại [tex]F_{đhmax}= k\left(\Delta l +A \right)[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: bài tập về dao động
Gửi bởi: mrthanh_fctt trong 10:09:56 pm Ngày 09 Tháng Tư, 2013
[tex]\Delta l=\frac{mg}{k}= 25 cm[/tex]
[tex]\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}= 2\sqrt{10}[/tex]
lực kéo về cực đại [tex]F_{kvmax}= -mA\omega ^{2}[/tex]
lực đàn hồi cực đại [tex]F_{đhmax}= k\left(\Delta l +A \right)[/tex]


minh tuong gia tri luc keo ve cuc dai thi lam gi lay dau âm ha ban. Minh la thanh vien moi mong cac ban chi bao.


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về dao động
Gửi bởi: moths trong 10:39:29 pm Ngày 09 Tháng Tư, 2013
dấu trừ chỉ hướng của lực ấy mà,lưc đàn hồi cũng như 1 lực cản thôi,theo mình hiểu là như thế,


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về dao động
Gửi bởi: vnstarry trong 10:52:03 pm Ngày 09 Tháng Tư, 2013
[tex]T = 2s[/tex]
tại t=0 li độ cực đại suy ra vật ở biên dương
ta có [tex]t= \frac{T}{8}[/tex]
suy ra góc quay được là [tex]\frac{\Pi}{4}[/tex]
áp dụng công thức [tex]v = - A\omega sin\left(\omega t \right)[/tex]



khi vật ở li độ cực đại thì chỉ kết luận vật ở biên của dao động chứ không thể kết luận vật đang ở biên dương


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về dao động
Gửi bởi: hocsinhIU trong 01:56:41 am Ngày 10 Tháng Tư, 2013
đề có nói là vật ở vị trí li độ có độ lớn cực đại đâu bạn
bây giờ cho li độ của vật chạy từ -A đến A thì bạn chọn cái nào là lớn nhất?
đó là ý kiến của mình


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về dao động
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 09:55:10 am Ngày 10 Tháng Tư, 2013
dấu trừ chỉ hướng của lực ấy mà,lưc đàn hồi cũng như 1 lực cản thôi,theo mình hiểu là như thế,
Dòng màu đỏ thật nguy hiểm.

Dấu " - " trong công thức lực kéo về nói lên lực kéo về ngược dấu li độ x; luôn hướng về vị trí cân bằng. Khi x > 0 thì Fkv < 0 vì lực kéo về hướng về VTCB nên ngược chiều dương, và ngược lại.

Lực là đại lượng vecto, nên khi tính lực chú ý xem lực cùng hay ngược chiều dương, từ đó mới biết lực cực đại, cực tiểu khi nào. Vì Fkv = - kx nên Fkv sẽ cực đại khi vật ở biên ÂM, lúc này Fkv = -k(-A) = + kA.

Vẽ hình ra dễ thấy khi ở biên âm thì Fkv có chiều cùng chiều dương( hướng về VTCB). Phù hợp công thức tính và cả hình vẽ ^-^.


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về dao động
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 10:01:17 am Ngày 10 Tháng Tư, 2013
[tex]T = 2s[/tex]
tại t=0 li độ cực đại suy ra vật ở biên dương
ta có [tex]t= \frac{T}{8}[/tex]
suy ra góc quay được là [tex]\frac{\Pi}{4}[/tex]
áp dụng công thức [tex]v = - A\omega sin\left(\omega t \right)[/tex]

Theo thầy dùng đường tròn để giải các bài toán có thời gian rất lẻ so với chu kì, hay li độ rất lẻ so với biên độ, khi ta ngại giải lượng giác ^-^.

Còn bài này, t = 0 vật ở +A => sau T/8 vật có li độ [tex]x=A\frac{\sqrt{2}}{2}[/tex]  và đang đi theo chiều âm

=> [tex]v=-\omega \sqrt{A^2-x^2}=-5\pi\sqrt{2}cm/s.[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: bài tập về dao động
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 10:04:20 am Ngày 10 Tháng Tư, 2013
[tex]T = 2s[/tex]
tại t=0 li độ cực đại suy ra vật ở biên dương
ta có [tex]t= \frac{T}{8}[/tex]
suy ra góc quay được là [tex]\frac{\Pi}{4}[/tex]
áp dụng công thức [tex]v = - A\omega sin\left(\omega t \right)[/tex]



khi vật ở li độ cực đại thì chỉ kết luận vật ở biên của dao động chứ không thể kết luận vật đang ở biên dương

Li độ có thể âm, có thể dương. Li độ cực đại là lúc vật ở biên dương. Khi nào đề nói li độ có độ lớn cực đại thì vật sẽ ở một trong hai biên.


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về dao động
Gửi bởi: moths trong 10:01:36 pm Ngày 10 Tháng Tư, 2013
[tex]T = 2s[/tex]
tại t=0 li độ cực đại suy ra vật ở biên dương
ta có [tex]t= \frac{T}{8}[/tex]
suy ra góc quay được là [tex]\frac{\Pi}{4}[/tex]
áp dụng công thức [tex]v = - A\omega sin\left(\omega t \right)[/tex]

Theo thầy dùng đường tròn để giải các bài toán có thời gian rất lẻ so với chu kì, hay li độ rất lẻ so với biên độ, khi ta ngại giải lượng giác ^-^.

Còn bài này, t = 0 vật ở +A => sau T/8 vật có li độ [tex]x=A\frac{\sqrt{2}}{2}[/tex]  và đang đi theo chiều âm

=> [tex]v=-\omega \sqrt{A^2-x^2}=-50\pi cm/s.[/tex]


đáp án là -5[tex]\sqrt{2}[/tex]
[tex]\pi[/tex] cm/s thầy ơi


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về dao động
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 10:47:33 pm Ngày 10 Tháng Tư, 2013
[tex]T = 2s[/tex]
tại t=0 li độ cực đại suy ra vật ở biên dương
ta có [tex]t= \frac{T}{8}[/tex]
suy ra góc quay được là [tex]\frac{\Pi}{4}[/tex]
áp dụng công thức [tex]v = - A\omega sin\left(\omega t \right)[/tex]

Theo thầy dùng đường tròn để giải các bài toán có thời gian rất lẻ so với chu kì, hay li độ rất lẻ so với biên độ, khi ta ngại giải lượng giác ^-^.

Còn bài này, t = 0 vật ở +A => sau T/8 vật có li độ [tex]x=A\frac{\sqrt{2}}{2}[/tex]  và đang đi theo chiều âm

=> [tex]v=-\omega \sqrt{A^2-x^2}=-50\pi cm/s.[/tex]


đáp án là -5[tex]\sqrt{2}[/tex]
[tex]\pi[/tex] cm/s thầy ơi


uh, Thầy nhằm, đã sửa lại kết quả.