Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Nguyễn T.H Yến trong 03:18:07 am Ngày 08 Tháng Tư, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=15141



Tiêu đề: BT dao động cơ chưa có câu trả lời khi tìm với Google
Gửi bởi: Nguyễn T.H Yến trong 03:18:07 am Ngày 08 Tháng Tư, 2013
Đang cần gấp mong các tiền bối bỏ chút thời gian giúp đỡ  =d>
1.Hai chất điểm M1,M2 cùng dao động điều hòa trên trục Ox xung quanh gốc O với cùng tần số f,biên độ dao động của M1 ,M2 tương ứng là 3cm ,4cm và dao động của M2 sớm pha hơn dao động của M1 một góc II/2.Khoảng cách giữa hai vật là 5cm thì M1 và M2 cách gốc tọa độ lần lượt bằng?
2.Con lắc lò. xo treo thẳng đứng. Khi vật ở vị trí cân bằng thì lõ xo dãn ∆l. Kích thích cho con lắc dđđh theo phương thẳng đứng chu kì T thì thấy thời gian độ lớn gia tốc của con lắc không lớn hơn gia tốc rơi tự do g nơi đặt con lắc lá T/3.Biên độ dao động A của con lắc bằng?


Tiêu đề: Trả lời: BT dao động cơ chưa có câu trả lời khi tìm với Google
Gửi bởi: Quang Dương trong 06:53:29 am Ngày 08 Tháng Tư, 2013
Đang cần gấp mong các tiền bối bỏ chút thời gian giúp đỡ  =d>
1.Hai chất điểm M1,M2 cùng dao động điều hòa trên trục Ox xung quanh gốc O với cùng tần số f,biên độ dao động của M1 ,M2 tương ứng là 3cm ,4cm và dao động của M2 sớm pha hơn dao động của M1 một góc II/2.Khoảng cách giữa hai vật là 5cm thì M1 và M2 cách gốc tọa độ lần lượt bằng?


Vecto quay X2 vuông góc với X1 và quay trước X1 một góc này pi/2

Độ lớn của hình chiếu của cạnh huyền lên trục Ox cho ta khoảng cách của hai chất điểm. Khoảng cách này lớn nhất bằng 5 cm khi cạnh huyền // trục Ox

Lúc này ta có : [tex]x_{1} = 3 cos\alpha = 3. \frac{3}{5} = 1,8 cm[/tex] ; [tex]x_{2} = 3 sin \alpha = 4. \frac{4}{5} = 3,2 cm[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: BT dao động cơ chưa có câu trả lời khi tìm với Google
Gửi bởi: Quang Dương trong 06:58:24 am Ngày 08 Tháng Tư, 2013
Đang cần gấp mong các tiền bối bỏ chút thời gian giúp đỡ  =d>

2.Con lắc lò. xo treo thẳng đứng. Khi vật ở vị trí cân bằng thì lõ xo dãn ∆l. Kích thích cho con lắc dđđh theo phương thẳng đứng chu kì T thì thấy thời gian độ lớn gia tốc của con lắc không lớn hơn gia tốc rơi tự do g nơi đặt con lắc lá T/3.Biên độ dao động A của con lắc bằng?


Vẽ vecto quay ta thấy để thỏa mãn điều kiện : thời gian độ lớn gia tốc của con lắc không lớn hơn gia tốc rơi tự do g nơi đặt con lắc lá T/3. ta phải có :

[tex]a_{max} = 2 g = A\omega ^{2}= A \frac{g}{\Delta l}\Rightarrow A = 2\Delta l[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: BT dao động cơ chưa có câu trả lời khi tìm với Google
Gửi bởi: Nguyễn T.H Yến trong 06:28:26 am Ngày 09 Tháng Tư, 2013
Đang cần gấp mong các tiền bối bỏ chút thời gian giúp đỡ  =d>
1.Hai chất điểm M1,M2 cùng dao động điều hòa trên trục Ox xung quanh gốc O với cùng tần số f,biên độ dao động của M1 ,M2 tương ứng là 3cm ,4cm và dao động của M2 sớm pha hơn dao động của M1 một góc II/2.Khoảng cách giữa hai vật là 5cm thì M1 và M2 cách gốc tọa độ lần lượt bằng?


Vecto quay X2 vuông góc với X1 và quay trước X1 một góc này pi/2

Độ lớn của hình chiếu của cạnh huyền lên trục Ox cho ta khoảng cách của hai chất điểm. Khoảng cách này lớn nhất bằng 5 cm khi cạnh huyền // trục Ox

Lúc này ta có : [tex]x_{1} = 3 cos\alpha = 3. \frac{3}{5} = 1,8 cm[/tex] ; [tex]x_{2} = 3 sin \alpha = 4. \frac{4}{5} = 3,2 cm[/tex]


tại sao Khoảng cách hai chất điểm lớn nhất bằng 5 cm khi cạnh huyền // trục Ox ạ. Nếu cạnh huyền không song song  với ox  nhưng độ dài vẫn bằng 5 thì sao lại k được ,thầy nói rõ ra được k ạ


Tiêu đề: Trả lời: BT dao động cơ chưa có câu trả lời khi tìm với Google
Gửi bởi: Điền Quang trong 09:16:39 am Ngày 09 Tháng Tư, 2013

tại sao Khoảng cách hai chất điểm lớn nhất bằng 5 cm khi cạnh huyền // trục Ox ạ. Nếu cạnh huyền không song song  với ox  nhưng độ dài vẫn bằng 5 thì sao lại k được ,thầy nói rõ ra được k ạ

Em xem hình đính kèm.

Gọi vector: [tex]\Delta \vec{d}= \vec{A_{2}}-\vec{A_{1}}[/tex]

Khi đó hình chiếu của [tex]\Delta \vec{d}[/tex] lên trục hoành là khoảng cách giữa hai chất điểm.

Do sự liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều, nên khi hai vector [tex]\vec{A_{2}}; \, \vec{A_{1}}[/tex]
quay đều, thì vector [tex]\Delta \vec{d}[/tex] cũng quay đồng thời. Vì vậy, hình chiếu của [tex]\Delta \vec{d}[/tex] lên trục hoành có độ dài khác nhau.

Dễ thấy độ dài này lớn nhất khi [tex]\Delta \vec{d}[/tex] song song trục hoành.