Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: phuc_tran7693 trong 10:30:35 am Ngày 03 Tháng Tư, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=15003



Tiêu đề: Bài tập điện
Gửi bởi: phuc_tran7693 trong 10:30:35 am Ngày 03 Tháng Tư, 2013
1/ Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 60V vào đoạn mạch RLC nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch là i1=Iocos(100[tex]\pi t +\pi[/tex]/4) A. Nếu ngắt bỏ tụ điện thì cường độ dòng điện qua mạch là i2=Iocos(100[tex]\pi t -\pi[/tex]/12) A. Hỏi điện áp hai đầu đoan mạch là?

2/ Đặt điện áp u=100[tex]\sqrt{2}[/tex]cos([tex]\omega[/tex]t) V, có [tex]\omega[/tex] thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm R=200[tex]\Omega[/tex], cuộn cảm thuần có L=25[tex]\pi[/tex]/36 H, tụ diện có C= 10-4/[tex]\pi[/tex] F. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 50 W. Giá trị của [tex]\omega[/tex]?

Xin thầy hướng dẫn hộ em cách giải hai câu trên ạ.






Tiêu đề: Trả lời: Bài tập điện
Gửi bởi: photon01 trong 12:02:02 pm Ngày 03 Tháng Tư, 2013

2/ Đặt điện áp u=100[tex]\sqrt{2}[/tex]cos([tex]\omega[/tex]t) V, có [tex]\omega[/tex] thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm R=200[tex]\Omega[/tex], cuộn cảm thuần có L=25[tex]\pi[/tex]/36 H, tụ diện có C= 10-4/[tex]\pi[/tex] F. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 50 W. Giá trị của [tex]\omega[/tex]?
Bài 1 câu hỏi có lẽ hỏi Io
Bài 2: Bài này dễ dàng thấy rằng công suất đạt giá trị cực đại hay chính là cộng hưởng.[tex]P=\frac{U^{2}}{R}=\frac{100^{2}}{200}=50W[/tex]
Vậy ta có:[tex]\omega =\frac{1}{\sqrt{L.C}}=\frac{1}{\sqrt{\frac{25\pi }{36}.\frac{10^{-4}}{\pi }}}=120rad/s[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Bài tập điện
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 04:00:48 pm Ngày 03 Tháng Tư, 2013
1/ Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 60V vào đoạn mạch RLC nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch là i1=Iocos(100[tex]\pi t +\pi[/tex]/4) A. Nếu ngắt bỏ tụ điện thì cường độ dòng điện qua mạch là i2=Iocos(100[tex]\pi t -\pi[/tex]/12) A. Hỏi điện áp hai đầu đoan mạch là?

[tex]I_0[/tex] trong hai trường hợp không đổi => Z1 = Z2 => [tex]Z_C=2Z_L[/tex]

Lấy tan phi trong hai trường hợp sẽ thấy [tex]\varphi _1=-\varphi _2[/tex]

mà [tex]\varphi _u=\varphi _1+\varphi _i_1;\varphi _u=\varphi _2+\varphi _i_2[/tex]

cộng hai phương trình lại => [tex]\varphi _u=\frac{\pi }{12}[/tex]

=> [tex]u=U_0cos(100\pi t+\frac{\pi }{12})[/tex]