Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: tuyenly29@gmail.com trong 11:39:03 pm Ngày 01 Tháng Tư, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=14967



Tiêu đề: con lắc trong thang máy hay!
Gửi bởi: tuyenly29@gmail.com trong 11:39:03 pm Ngày 01 Tháng Tư, 2013
Một lò xo gồm vật nặng có khối lượng 200g, K=80N/m. Con lắc được treo vào trần một thang máy. Khi thang máy đứng yên cho con lắc dao động điều hòa,  chiều dài con lắc thay đổi từ 32cm đến 44cm. Khi vật đến vị trí biên dưới, cho thang máy chiuyenr động nhanh dần đều với gia tốc a=2cm/s2. Xác định tỉ số chiều dài cực tiểu và cực đại của lò xo sau đó.
A. 35/47                                B.   8/11                                     C. 65/89                      D. 3/4
nhờ thầy cô và các bạn xem giúp e bài này!e cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều!


Tiêu đề: Trả lời: con lắc trong thang máy hay!
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:58:54 am Ngày 02 Tháng Tư, 2013
Một lò xo gồm vật nặng có khối lượng 200g, K=80N/m. Con lắc được treo vào trần một thang máy. Khi thang máy đứng yên cho con lắc dao động điều hòa,  chiều dài con lắc thay đổi từ 32cm đến 44cm. Khi vật đến vị trí biên dưới, cho thang máy chiuyenr động nhanh dần đều với gia tốc a=2cm/s2. Xác định tỉ số chiều dài cực tiểu và cực đại của lò xo sau đó.
A. 35/47                                B.   8/11                                     C. 65/89                      D. 3/4
nhờ thầy cô và các bạn xem giúp e bài này!e cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều!
Thang máy hay máy bay?
Máy bay bay ngang, còn thang máy thì đi lên hay đi xuống?
Hướng dẫn TH thang máy nhé?
VTCB lúc đầu : [tex]\Delta Lo1=mg/k[/tex]
Em tìm biên độ dao động bằng CT: [tex]A=(Lmax-Lmin)/2[/tex]
và [tex]Lmin=Lo+\Delta Lo1 - A ==> Lo[/tex]
+Thang máy đi xuống NDĐ :
+Vận tốc trước và ngay sau thang máy di chuyển là bằng nhau và bằng 0
VTCB lúc sau : [tex]\Delta Lo2=mg/k - ma/k[/tex](lực quán tính hướng lên)
==> vị trí con lắc so với VTCB mới : [tex]x'=A+(\Delta Lo1- \Delta Lo2)[/tex]
==> biên độ lúc sau: [tex]A'=x' = A+(\Delta Lo1- \Delta Lo2)[/tex]
==> [tex]Lmin=Lo+\Delta Lo2 - A'[/tex] và [tex]Lmax=Lo+\Delta Lo2 + A'[/tex]