Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LÒ ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI - OLYMPIC => Tác giả chủ đề:: qazwsx trong 12:41:16 am Ngày 26 Tháng Ba, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=14807



Tiêu đề: Bài cơ học hay
Gửi bởi: qazwsx trong 12:41:16 am Ngày 26 Tháng Ba, 2013
Nhờ mọi người giải giùm mình:
Thang AB tụa vào tường thẳng đứng và dựa chân vào sàn nằm ngang.Hệ số ma sát giữa thang và tường là k1 , giữa thang và sàn là k2.trọng lượng của thang và người đứng trên nó là P và đặt tại điểm C.Điểm này chia chiều dài của thang theo tỉ lệ: m/n.   Xác định góc @ lớn nhất lập bởi thang và tường tại vị trí cân bằng và các phản lực của tường và sàn tại A và B ứng với @max.
 :x :x :x :x :x :x :x


Tiêu đề: Trả lời: Bài cơ học hay
Gửi bởi: Nguyễn Thuỳ Vy trong 12:25:46 pm Ngày 26 Tháng Ba, 2013

(http://nv6.upanh.com/b5.s35.d4/f7cd8745b096fdfc8bcfa9d02d60c004_54315966.ly.gif?rand=0.5827634686138481)

Giả sử các điều kiện như hình vẽ

Thang chịu tác dụng của 5 lực:[tex]\vec {N_1} ; \vec{N_2} ; \vec{F_{ms1}} ; \vec{F_{ms2}} ; \vec P [/tex]

---> Thang cân bằng --> hợp lực tác dụng vào vật bằng không

[tex]\begin{cases} \vec{N_1}+\vec{F_{ms_2}}=\vec 0 \\ \vec{F_{ms1}}+\vec P + \vec{N_2}=\vec 0 \end{cases} \\ \rightarrow \begin{cases} N_1=F_{ms_2} \\ N_2=P-F_{ms_1} \end{cases} \\ \rightarrow \begin{cases} N_1=\dfrac{k_2mg}{k_1k_2+1} \\ N_2=\dfrac{mg}{k_1k_2+1}\end{cases}[/tex]

Vật cân bằng, tổng mômen bằng không

B(đầu thang tiếp xúc với mặt sàn,mình quên không ghi ^^) là trục quay không cố định

Lực P có tay đòn


Tiêu đề: Trả lời: Bài cơ học hay
Gửi bởi: Nguyễn Thuỳ Vy trong 12:42:32 pm Ngày 26 Tháng Ba, 2013
Chẹp,mình không sửa bài được,mod gộp giùm nhé ^^

Vật cân bằng,tổng mômen bằng không

B là trục quay không cố định

Lực [tex] \vec P [/tex] có tay đòn d1
Lực [tex]\vec {F_{ms_1}}[/tex] có tay đòn d2
Lực [tex]\vec {N_1}[/tex] có tay đòn d3

Để góc @ là lớn nhất:

[tex]M_P=M_{N_1}+M_{F_{ms1}} \\ \rightarrow P.d_1=N_1d_2+F_{ms_1}d_3 \\ \rightarrow mgn\sin @ = \dfrac{k_2mg}{k_1k_2+1}(m+n)\sin @ + \dfrac{k_1k_2mg}{k_2k_1+1}(m+n)\cos @[/tex]

Đến đây bạn biến đổi tiếp ^^,mà mình thấy sai sai TT