Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: duydinhduy95 trong 07:13:01 am Ngày 14 Tháng Ba, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=14531



Tiêu đề: nhờ giúp bài dao động khó
Gửi bởi: duydinhduy95 trong 07:13:01 am Ngày 14 Tháng Ba, 2013
Một sợi dây đàn hồi hai đầu cố định đươc kích thích dao động với tần số không đổi. Khi lực căng sợi dây là 2,5 N thì trên dây có sóng dừng, tăng dần lực căng đến giá trị 3,6 N thì thấy xuất hiện sóng dừng lần tiếp theo. Biết tốc độ truyền sóng trên dây tỉ lệ căn bậc hai giá trị lực căng của sợi dây. Lực căng lớn nhất để trên dây xuất hiện sóng dừng là:
   90 N                        B. 15 N                  C. 18 N                          D. 130 N

Xét một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định và dao động điều hòa theo phương thẳng đứng quanh vị trí cân bằng O. Nếu chọn gốc thế năng đàn hồi ở vị trí lò xo có độ dài tự nhiên N thì cần chọn gốc thế năng trọng trường ở vị trí M nào để biểu thức tổng thế năng của vật có dạng Wt= kx^2/2, với x là li độ còn k là độ cứng lò xo
   M thỏa mãn để O nằm chính giữa M và N
   M trùng với N
   M trùng với O
   M nằm chính giữa O và N


Một con lắc gồm lò xo nhẹ có độ cứng k và vật nhỏ khối lượng m. Con lắc có thể dao động trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn. Khi vật đang ở vị trí cân bằng ta tác dụng vào nó một lực F có độ lớn không đổi theo phương trục lò xo. Tốc độ lớn nhất vật đạt được bằng
   √mk / F
   F/√mk
   F√(m/k^3 )
   F√(k/m)


Tiêu đề: Trả lời: nhờ giúp bài dao động khó
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:09:10 am Ngày 14 Tháng Ba, 2013
Một sợi dây đàn hồi hai đầu cố định đươc kích thích dao động với tần số không đổi. Khi lực căng sợi dây là 2,5 N thì trên dây có sóng dừng, tăng dần lực căng đến giá trị 3,6 N thì thấy xuất hiện sóng dừng lần tiếp theo. Biết tốc độ truyền sóng trên dây tỉ lệ căn bậc hai giá trị lực căng của sợi dây. Lực căng lớn nhất để trên dây xuất hiện sóng dừng là:
   90 N                        B. 15 N                  C. 18 N                          D. 130 N
v1/v2=5/6
2 lần liên tiếp gây sóng dừng thỏa ĐK : [tex]L=k.\frac{v_1}{2f}=(k-1)\frac{v_2}{2f} ==> 1-1/k=5/6 ==> k=6[/tex]
==> lực căng lớn nhất ứng với [tex]k=1 ==> L=6.\frac{v_1}{2f}=\frac{v}{2f} ==> v = 6v_1 ==> F=36F1=90N[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: nhờ giúp bài dao động khó
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:22:47 am Ngày 14 Tháng Ba, 2013
Xét một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định và dao động điều hòa theo phương thẳng đứng quanh vị trí cân bằng O. Nếu chọn gốc thế năng đàn hồi ở vị trí lò xo có độ dài tự nhiên N thì cần chọn gốc thế năng trọng trường ở vị trí M nào để biểu thức tổng thế năng của vật có dạng Wt= kx^2/2, với x là li độ còn k là độ cứng lò xo
   M thỏa mãn để O nằm chính giữa M và N
   M trùng với N
   M trùng với O
   M nằm chính giữa O và N
mốc thế năng tại VT lò xo không biến dạng ==> [tex]Wt = 1/2k.\Delta L^2 + mgh[/tex] (thế năng đàn hồi + thế năng hấp dẫn) Mặt khác giả thiết nói [tex]Wt = 1/2kx^2[/tex] ==> [tex]1/2k.\Delta L^2 + mgh=1/2kx^2[/tex]
+ Xét vật ở mốc thế năng đàn hồi : [tex]x=\Delta Lo , \Delta L = 0==>1/2k.\Delta Lo^2 = mgh ==> h=1/2\Delta Lo[/tex] ==> M là trung điểm ON


Tiêu đề: Trả lời: nhờ giúp bài dao động khó
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:26:14 am Ngày 14 Tháng Ba, 2013
Một con lắc gồm lò xo nhẹ có độ cứng k và vật nhỏ khối lượng m. Con lắc có thể dao động trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn. Khi vật đang ở vị trí cân bằng ta tác dụng vào nó một lực F có độ lớn không đổi theo phương trục lò xo. Tốc độ lớn nhất vật đạt được bằng
   √mk / F
   F/√mk
   F√(m/k^3 )
   F√(k/m)
+ Vị trí cân bằng mới F=kx ==> x=F/k, do tác dụng lực tại vị trí v=0 ==> A=F/k
+ [tex]Vmax =\frac{F}{k}.\sqrt{\frac{k}{m}} = F\sqrt{\frac{1}{mk}}[/tex]