Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: ntr.hoang trong 10:25:31 pm Ngày 22 Tháng Giêng, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=13715



Tiêu đề: Một vài thắc mắc phần giao thoa và điện xoay chiều
Gửi bởi: ntr.hoang trong 10:25:31 pm Ngày 22 Tháng Giêng, 2013
Em đang học tời phần giao thoa, có một vài thắc mắc mong được thầy cô và các bạn giải đáp giúp ạ. Đầu tiên là một bài dạng rất hay gặp:
*Lăng kính thủy tinh góc chiết quang A=10° chiếu vào mặt bên lăng kính một tia sáng tạp sắc gồm hai thành phần đơn sắc với góc tới 60°. Chiết suất của lăng kính với hai ánh sang đơn sắc tương ứng là n_1 〖=1,5 và n〗_2=1,54. Góc tọa bởi hai tia ló là:
A.2,8°         B.2,4°         C.2°         D.0,4°
Ta có sin⁡i=n_1  sin⁡〖r_1 〗 suy ra r_1=35,26. Theo công thức lăng kính thì A=r_1+r_2 (nhưng rõ ràng r_1>A), trường hợp này em chứng minh được A=r_1-r_2, suy ra r_2=25,26 và i_2=39,8. Tương tự tính được i_2^'=39,2  góc bởi 2 tia ló là 0,6°. Không biết em giải như thế đã đúng chưa, nếu chưa thì với trường hợp góc khúc xạ r_1>A ta dùng công thức nào vậy ạ.
Bài thứ hai cũng là một dạng quen thuộc nữa:
* Thí nghiệm giao thoa 2 khe Y-âng, nguồn phát đồng thời 4 bức xạ bước sóng λ_1=0,45μm;  λ_2=0,54μm;  λ_3=0,63μm;  λ_4=0,72μm. M và N là hai vân sang gần nhau nhất cùng màu với vân trung tâm. Tính số vân sáng quan sát được trong đoạn MN? (Tự luận)
Bài này em dùng phương pháp thông thường áp dụng cho bài toán 2, 3 bức xạ, tính từng trường hợp (số vân trùng 4, 3, 2 bức xạ, số vân từng bức xạ) rồi cộng trừ ra được 409 vân (không có đáp số nên không biết đúng sai thế nào). Tuy nhiên nếu làm trắc nghiệm thì không như  2, 3 bức xạ, bài 4 bức xạ làm theo cách trên mất quá nhiều thời gian  :-\ không biết có phương pháp nào nhanh hơn để giải không ạ.
Nhân tiện em muốn hỏi 3 bài điện xoay chiều như sau:
Thứ nhất là một bài trong đề thi đại học
Từ một trạm phát điện xoay chiều một pha đặt tại vị trí M, điện năng được truyền tải đến nơi tiêu thụ N, cách M 180 km. Biết đường dây có điện trở tổng cộng 80  (coi dây tải điện là đồng chất, có điện trở tỉ lệ thuận với chiều dài của dây). Do sự cố, đường dây bị rò điện tại điểm Q (hai dây tải điện bị nối tắt bởi một vật có điện trở có giá trị xác định R). Để xác định vị trí Q, trước tiên người ta ngắt đường dây khỏi máy phát và tải tiêu thụ, sau đó dùng nguồn điện không đổi 12V, điện trở trong không đáng kể, nối vào hai đầu của hai dây tải điện tại M. Khi hai đầu dây tại N để hở thì cường độ dòng điện qua nguồn là 0,40 A, còn khi hai đầu dây tại N được nối tắt bởi một đoạn dây có điện trở không đáng kể thì cường độ dòng điện qua nguồn là 0,42 A. Khoảng cách MQ là
   A. 135 km.   B. 167 km.   C. 45 km.   D. 90 km.
Lúc làm bài em thấy như thế này: hai đầu N để hở thì điện trở tương đương gồm điện trở đoạn MQ và R mắc nối tiếp  gọi x là điện trở đoạn MQ thì x < 12:0,4=30. Vậy 180km thì điện trở 80, suy ra <30 thì khoảng cách <67,5 km  đáp án C. Như vậy là không sử dụng hết dữ kiện đề ra, trường hợp này khi làm sách tham khảo em vẫn hay gặp nhưng đây là đề thi đại học, em cũng đã làm được cách khác tuy nhiên vẫn thấy thắc mắc không hiểu cách trên mình làm chưa chặt chẽ ở điểm nào  :-[
Thứ 2 là một bài về máy biến áp:
Một máy biến áp có số vòng  dây cuộn sơ cấp gấp 10 lần cuộn thứ cấp. Mắc 2 cuộn sơ cấp vào nguồn xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng U_1=220V. Điện trở cuộn sơ cấp r≈0 và cuộn thứ cấp r_2=2. Nếu nối cuộn thứ cấp với điện trở R=20 thì hiệu suất máy biến áp là:
A.0,87         B.0,97         C.0,91         D.0,81

Tính được E_2=E_1/10=22V  I_2=1A,U_2=20V. Từ đây có thể giải tiếp bằng cách tính I_1rồi áp dụng H=U_2 I_2/U_1 I_1, tuy nhiên toàn bộ phần hướng dẫn chỉ ghi ngắn gọn là Hiệu suất máy biến áp cũng là hiệu suất nguồn điện E_2  H=U_2/E_2=0,91. Em chưa hiểu vì sao “Hiệu suất mày biến áp cũng là hiệu suất nguồn điện E_2”, mong thầy cô giải thích giúp em, bởi tuy cùng đáp số nhưng rõ ràng cách 2 tiết kiệm được khá nhiều bước tính toán và đặc biệt là không phụ thuộc vào điện trở r_1?!
Và thứ 2 là em chưa nghĩ ra cách chứng minh công thức: Mạch RLC có L=CR^2,có ω_1,ω_2  sao cho  cos⁡〖ϕ_1=〗  cos⁡〖ϕ_2  thì cos⁡〖ϕ_1=〗 〖cos  ϕ〗_2=√((ω_1 ω_2)/(ω_1^2 〖-ω〗_1 ω_2 〖+ω〗_2^2 ))〗
Xin cảm ơn thầy cô và các bạn trước!

PS: em viết trong word rồi coppy lên nhưng thấy các công thức không được hiển thị nên gửi kèm file word để tiện theo dõi, vì lần đầu viết bài nên còn sai sót, mong BQT bỏ qua, em sẽ rút kinh nghiệm.


Tiêu đề: Trả lời: Một vài thắc mắc phần giao thoa và điện xoay chiều
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 10:41:06 pm Ngày 22 Tháng Giêng, 2013
file đính kèm của em dạng docx thì máy thầy coi như toi, vì có office 2007 đâu mà đọc, em nên đưa thêm định dạng 2003 hay 2000 để mọi người có thể xem được


Tiêu đề: Trả lời: Một vài thắc mắc phần giao thoa và điện xoay chiều
Gửi bởi: ntr.hoang trong 10:51:50 pm Ngày 22 Tháng Giêng, 2013
Em đã chuyển sang .doc trong file đính kèm rồi đây ạ.


Tiêu đề: Trả lời: Một vài thắc mắc phần giao thoa và điện xoay chiều
Gửi bởi: ntr.hoang trong 11:01:42 am Ngày 24 Tháng Giêng, 2013
file đính kèm của em dạng docx thì máy thầy coi như toi, vì có office 2007 đâu mà đọc, em nên đưa thêm định dạng 2003 hay 2000 để mọi người có thể xem được
Thầy ơi em đã gửi lại file word rồi đấy ạ, thầy xem và giải thích giúp em với. Cảm ơn thầy!


Tiêu đề: Trả lời: Một vài thắc mắc phần giao thoa và điện xoay chiều
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 12:48:13 pm Ngày 24 Tháng Giêng, 2013
file đính kèm của em dạng docx thì máy thầy coi như toi, vì có office 2007 đâu mà đọc, em nên đưa thêm định dạng 2003 hay 2000 để mọi người có thể xem được
Thầy ơi em đã gửi lại file word rồi đấy ạ, thầy xem và giải thích giúp em với. Cảm ơn thầy!
em xem phản hồi trong file