Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: rukabi hoc ly trong 01:02:14 am Ngày 08 Tháng Giêng, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=13518



Tiêu đề: Dao động cơ thi thử đại học
Gửi bởi: rukabi hoc ly trong 01:02:14 am Ngày 08 Tháng Giêng, 2013
1: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ khối lượng 1kg, lò xo có độ cứng 160 N/m, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,32. Ban đầu vật được giữ ở vị trí lò xo nén  , rồi thả nhẹ để con lắc dao động tắt dần, lấy  . Xác định quãng đường vật nặng đi được trong thời gian 1/3 s tính từ lúc bắt đầu dao động.
A. 18cm.   B. 19cm.   C. 16cm.   D. 20cm.


2Một con lắc đơn gồm một dây kim loại nhẹ có đầu trên I cố định, đầu dưới treo quả cầu nhỏ C bằng kim loại. Chiều dài dây là l = 1,00m. Con lắc dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng với biên độ góc 0 = 0,1rad trong một từ trường đều có  vuông góc với mặt phẳng dao động của con lắc, B = 1,00 T. Tính suất điện động hiệu dụng xuất hiện trên thanh treo con lắc.
A.  0,16V   B.  0,11V   C.  0,32V   D.  0,22V

3 Hai con lắc đơn có chiều dài l1 = 64 cm, l2 = 81 cm dao động nhỏ trong hai mặt phẳng song song. Hai con lắc cùng qua vị trí cân bằng theo cùng chiều lúc t = 1,1 s. Xác đinh thời điểm gần nhất mà hiện tượng trên tái diễn, g = 10 m/s2 = π2 .
A. 16 s   B. 15,5 s   C. 28,8 s   D. 14,4 s


Nhờ thầy cô và các bạn giú em bài này với ạ em cảm ơn  nhiều ạ


Tiêu đề: Trả lời: Dao động cơ thi thử đại học
Gửi bởi: rukabi hoc ly trong 02:11:27 am Ngày 08 Tháng Giêng, 2013
Con lắc đơn dao động trong không khí chịu lực cản của không khí nên dao động tắt dần chậm theo thời gian.
Sau 10 chu kỳ dao động, biên độ dao động giảm còn 0,9 giá trị ban đầu. Sau khoảng bao nhiêu chu kỳ thì biên độ dao
động của con lắc giảm còn một nửa giá trị lúc ban đầu dao động:
A. 60. B. 55. C. 65. D. 50


Tiêu đề: Trả lời: Dao động cơ thi thử đại học
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:10:06 am Ngày 08 Tháng Giêng, 2013
1: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ khối lượng 1kg, lò xo có độ cứng 160 N/m, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,32. Ban đầu vật được giữ ở vị trí lò xo nén  , rồi thả nhẹ để con lắc dao động tắt dần, lấy  . Xác định quãng đường vật nặng đi được trong thời gian 1/3 s tính từ lúc bắt đầu dao động.
A. 18cm.   B. 19cm.   C. 16cm.   D. 20cm.
+ Vị trí cân bằng tạm : [tex]xo=\mu.m.g/k=2cm[/tex]
+ Chu kỳ dao động : T=0,5s
+ TG đi được t=1/3s=2T/3=T/2+T/6
1/2 chu kỳ đầu vật đi từ x=A đến x=-A+2|xo| ==> S1=2A-2xo
1/6T tiếp theo ==> vẽ hình dùng vecto quay ==> vật đi từ S2=x=[A-3|xo|]/2
==> QĐ đi hết 1/3s là : S=S1+S2=3A-5|xo|


Tiêu đề: Trả lời: Dao động cơ thi thử đại học
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:18:21 am Ngày 08 Tháng Giêng, 2013
2Một con lắc đơn gồm một dây kim loại nhẹ có đầu trên I cố định, đầu dưới treo quả cầu nhỏ C bằng kim loại. Chiều dài dây là l = 1,00m. Con lắc dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng với biên độ góc 0 = 0,1rad trong một từ trường đều có  vuông góc với mặt phẳng dao động của con lắc, B = 1,00 T. Tính suất điện động hiệu dụng xuất hiện trên thanh treo con lắc.
A.  0,16V   B.  0,11V   C.  0,32V   D.  0,22V
Xem link : http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6620.0; (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6620.0;)


Tiêu đề: Trả lời: Dao động cơ thi thử đại học
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:23:02 am Ngày 08 Tháng Giêng, 2013
3 Hai con lắc đơn có chiều dài l1 = 64 cm, l2 = 81 cm dao động nhỏ trong hai mặt phẳng song song. Hai con lắc cùng qua vị trí cân bằng theo cùng chiều lúc t = 1,1 s. Xác đinh thời điểm gần nhất mà hiện tượng trên tái diễn, g = 10 m/s2 = π2 .
A. 16 s   B. 15,5 s   C. 28,8 s   D. 14,4 s
Thời gian để trạng thái trên tái diễn gọi là thời gian trùng phùng, khi đó vật 1 thực hiện N1 dao động vật 2 thực hiện N2 dao động ==> N1.T1=N2.T2 ==> N1:N2=T2:T1=9:8 ==> TG gần nhất lặp lại trạng thái đó ứng với N1=9 và N2=8 ==> t=N1.T1=N1.[tex]2\pi.\sqrt{\frac{L1}{g}}=14,4[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Dao động cơ thi thử đại học
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:35:41 am Ngày 08 Tháng Giêng, 2013
Con lắc đơn dao động trong không khí chịu lực cản của không khí nên dao động tắt dần chậm theo thời gian. Sau 10 chu kỳ dao động, biên độ dao động giảm còn 0,9 giá trị ban đầu. Sau khoảng bao nhiêu chu kỳ thì biên độ dao động của con lắc giảm còn một nửa giá trị lúc ban đầu dao động:
A. 60. B. 55. C. 65. D. 50
+ Biên độ giảm sau 1 chu kỳ : [tex]\Delta \alpha = 4Fc/mg=0,01.\alpha_0[/tex]
+ TG để biên độ giảm 1/2 ==> [tex]t = \frac{T.\alpha_0}{2.\Delta \alpha}=\frac{T}{2.0,01}=50[/tex]