Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: vinhbkis trong 10:22:25 am Ngày 05 Tháng Giêng, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=13483



Tiêu đề: Chuỗi thắc mắc về Sóng Cơ 12
Gửi bởi: vinhbkis trong 10:22:25 am Ngày 05 Tháng Giêng, 2013
Về sóng cơ, em học khá là yếu, mong thầy cô và các bạn giúp đỡ. Đây là vấn đề thảo luận nên mong thầy/cô/các bạn comment thì nhớ trình bày cụ thể. Em cảm ơn!!!
Bài 1: Hai nguồn phát sóng đồng bộ S1,S2 nằm sâu trong bể nước. M và N là điểm trong bể nước có hiệu khoảng cách tới S1 và S2 bằng một số bán nguyền lần bước sóng. M nằm trên đường thẳng S1S2; N nằm ngoài đường thẳng đó.
Chọn câu đúng:
A. Các phần tử nước ở M và N đều đứng yên.
B. Các phần tử nước ở M và N đều dao động.
C. Phần tử nước ở M dao động, ở N đứng yên.
D. Phần tử nước ở M đứng yên, ở N dao động.( SBT VL 12/12)
-Đáp án của SBT là D. Vậy theo bài này sóng truyền trong chất lỏng là sóng gì vậy ạ!!!( Chỉ duy nhất sóng dọc hay nước rất đặc biệt, vừa có sóng dọc vừa có sóng ngang)

Bài 2: Hai mũi nhọn S1, S2 cách nhau 8cm, gắn ở đầu một cần rung có f=100hz, được đặt cho chạm nhẹ vào mặt một chất lỏng. v trên mặt chất lỏng = 0.8m/s.
a)
b) Dao động của cần rung được duy trì bằng một nam châm điện. Để được 1 hệ vân giao thoa ổn định trên mặt chất lỏng, phải tăng khoảng cách S1S2 một đoạn ít nhất bằng bao nhiều? Với khoảng cách ấy thì giữa 2 điểm S1, S2 có bao nhiêu gợn sóng hình hypebol
-Bài này khi đọc đề em kết luận là 2 nguồn đồng bộ, có được thế không?
-"Hệ vân giao thoa ổn định": em chưa thấy ngôn từ này bao giờ cả?
- Và gợn sóng hình hypebol  thì không tính đường trung trực(2 nguồn cùng pha) phải không ạ? ^-^


Tiêu đề: Trả lời: Chuỗi thắc mắc về Sóng Cơ 12
Gửi bởi: vinhbkis trong 11:21:08 pm Ngày 05 Tháng Giêng, 2013
Sao không ai giúp em vậy ạ ^-^


Tiêu đề: Trả lời: Chuỗi thắc mắc về Sóng Cơ 12
Gửi bởi: Điền Quang trong 11:47:04 pm Ngày 05 Tháng Giêng, 2013

Bài 1: Hai nguồn phát sóng đồng bộ S1,S2 nằm sâu trong bể nước. M và N là điểm trong bể nước có hiệu khoảng cách tới S1 và S2 bằng một số bán nguyền lần bước sóng. M nằm trên đường thẳng S1S2; N nằm ngoài đường thẳng đó.
Chọn câu đúng:
A. Các phần tử nước ở M và N đều đứng yên.
B. Các phần tử nước ở M và N đều dao động.
C. Phần tử nước ở M dao động, ở N đứng yên.
D. Phần tử nước ở M đứng yên, ở N dao động.( SBT VL 12/12)
-Đáp án của SBT là D. Vậy theo bài này sóng truyền trong chất lỏng là sóng gì vậy ạ!!!( Chỉ duy nhất sóng dọc hay nước rất đặc biệt, vừa có sóng dọc vừa có sóng ngang)


Em xem ý kiến của thầy này (có lẽ là GV):

trong lòng chất lỏng có tạo được hiện tượng giao thoa hay không? xin trả lời có thể tạo được nhưng nó chỉ xảy ra trên đường thẳng nối hai nguồn sóng kết hợp. Bỏi vì ta đã biết trong lỏng chất lỏng chỉ có thể tạo ra được sóng dọc vì vậy trên đường thẳng nối hai nguồn thì cùng phương dao động ( một trong những điều kiện để có sóng kết hợp ). nếu ngoài đường thẳng đó thì phương dao động khác nhau ( phương dao động trùng với đường thẳng nối điểm đó với nguồn ) nên không thể có hiện tương giao thoa.

XEM TOÀN BỘ TOPIC TẠI ĐÂY (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=3361.10)


Bài 2: Hai mũi nhọn S1, S2 cách nhau 8cm, gắn ở đầu một cần rung có f=100hz, được đặt cho chạm nhẹ vào mặt một chất lỏng. v trên mặt chất lỏng = 0.8m/s.
a)
b) Dao động của cần rung được duy trì bằng một nam châm điện. Để được 1 hệ vân giao thoa ổn định trên mặt chất lỏng, phải tăng khoảng cách S1S2 một đoạn ít nhất bằng bao nhiều? Với khoảng cách ấy thì giữa 2 điểm S1, S2 có bao nhiêu gợn sóng hình hypebol
-Bài này khi đọc đề em kết luận là 2 nguồn đồng bộ, có được thế không?
-"Hệ vân giao thoa ổn định": em chưa thấy ngôn từ này bao giờ cả?
- Và gợn sóng hình hypebol  thì không tính đường trung trực(2 nguồn cùng pha) phải không ạ? ^-^

Đề cho như vậy thì có thể hiểu hai nguồn cùng pha.

"Hệ vân giao thoa ổn định": Nghĩa là khi mặt nước ổn định, và ta có thể nhìn rõ các cực đại và cực tiểu giao thoa.

Gợn sóng hình hypebol : không tinh trung trực đâu.


Tiêu đề: Trả lời: Chuỗi thắc mắc về Sóng Cơ 12
Gửi bởi: vinhbkis trong 12:30:15 am Ngày 06 Tháng Giêng, 2013
Cảm ơn thầy đã giải thích câu hỏi của em.
Em còn thắc mắc là "Đề cho như vậy thì có thể hiểu hai nguồn cùng pha"( đồng bộ). Và đường trung trực của 2 nguồn đó thì luôn dao động với biên độ cực đại. Em hiểu là khi sử dụng cần rung thì các điểm cực đại và cực tiểu sẽ khó để nhìn rõ, nhưng tại sao trong phần giải lại có những dòng thế này ạ
"Do đó, ta phải có S1I= S2I =[tex]k\frac{\lambda}{2}+ \frac{\lambda }{4}=(2k+1)\frac{\lambda }{4}[/tex]"


Tiêu đề: Trả lời: Chuỗi thắc mắc về Sóng Cơ 12
Gửi bởi: vinhbkis trong 09:22:25 pm Ngày 08 Tháng Giêng, 2013
Cảm ơn thầy đã giải thích câu hỏi của em.
Em còn thắc mắc là "Đề cho như vậy thì có thể hiểu hai nguồn cùng pha"( đồng bộ). Và đường trung trực của 2 nguồn đó thì luôn dao động với biên độ cực đại. Em hiểu là khi sử dụng cần rung thì các điểm cực đại và cực tiểu sẽ khó để nhìn rõ, nhưng tại sao trong phần giải lại có những dòng thế này ạ
"Do đó, ta phải có S1I= S2I =[tex]k\frac{\lambda}{2}+ \frac{\lambda }{4}=(2k+1)\frac{\lambda }{4}[/tex]"

Thầy cô hay bạn nào hiểu thì giúp tớ với. [-O<


Tiêu đề: Trả lời: Chuỗi thắc mắc về Sóng Cơ 12
Gửi bởi: Nguyễn Văn Cư trong 11:16:44 pm Ngày 08 Tháng Giêng, 2013
Bài này gây tranh cãi từ rất lâu rồi và có cả trên diễn đàn đó, em tham khảo nhé.
http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=3725.msg19451#msg19451


Tiêu đề: Trả lời: Chuỗi thắc mắc về Sóng Cơ 12
Gửi bởi: vinhbkis trong 12:31:30 am Ngày 09 Tháng Giêng, 2013
Bài này gây tranh cãi từ rất lâu rồi và có cả trên diễn đàn đó, em tham khảo nhé.
http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=3725.msg19451#msg19451
Cảm ơn thầy, lần sau trước khi hỏi em sẽ tìm hiểu kĩ hơn. Mình toàn đưa ra câu hỏi gây tranh cãi. [-O<