Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: ngovdang trong 09:26:31 am Ngày 09 Tháng Mười Hai, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=13154



Tiêu đề: MỘT VẤN ĐỀ VỀ GIAO THOA SÓNG ÂM NHỜ CÁC THẦY GIẢI THÍCH RÕ HƠN
Gửi bởi: ngovdang trong 09:26:31 am Ngày 09 Tháng Mười Hai, 2012
GIAO THOA SÓNG ÂM  http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=13117.0


Tiêu đề: Trả lời: MỘT VẤN ĐỀ VỀ GIAO THOA SÓNG ÂM NHỜ CÁC THẦY GIẢI THÍCH RÕ HƠN
Gửi bởi: Quang Dương trong 04:43:35 pm Ngày 09 Tháng Mười Hai, 2012
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO     KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH HẢI DƯƠNG
         HẢI DƯƠNG                                                  Lớp 12 THPT năm học 2011- 2012
                                                                         
                                                                             Môn thi: VẬT LÝ
                                                                    Thời gian làm bài: 180phút
Câu 3(2 điểm)
Hai nguồn âm điểm phát sóng cầu đồng bộ với tần số f = 680(Hz) được đặt tại A và B cách nhau 1(m) trong không khí. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340(m/s). Bỏ qua sự hấp thụ âm của môi trường.
1)   Gọi I là trung điểm của AB, P là điểm nằm trên trung trực của AB ở gần I nhất dao động ngược pha với I. Tính khoảng cách AP.
2)   Gọi O là điểm nằm trên trung trực của AB cách AB 100(m). Và M là điểm nằm trên đường thẳng qua O song song với AB, gần O nhất mà tại đó nhận được âm to nhất. Cho rằng AB << OI. Tính khoảng cách OM.
Theo em hiểu sóng âm trong không khí là sóng cầu và là sóng dọc thì phương dao động của các phần tử trùng với phương truyền sóng . Vậy một điểm trong không khí nằm ngoài đường thẳng nối hai nguồn thì hai dao động thành phần sẽ khác phương thì làm sao ta có thể tổng hợp được, nghĩa là không xảy ra giao thoa sóng.Nhờ các thầy giải thích rõ vấn đề này giúp em ạ.

Vì AB  << OI  và [tex]\lambda = \frac{v}{f} = 0,5m[/tex] cũng rất bé đối với OI .

Nên người ra đề có thể xem gần đúng tại M các sóng có phương dao động gần như trùng nhau