Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

CÁC KHOA HỌC KHÁC => TOÁN HỌC => Tác giả chủ đề:: ngudiem111 trong 10:09:10 am Ngày 27 Tháng Mười, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=12566



Tiêu đề: Phương Trình Bậc 3, Bậc 4 không có nghiệm vô tỷ !
Gửi bởi: ngudiem111 trong 10:09:10 am Ngày 27 Tháng Mười, 2012
Mọi người giải giúp các phương trình :
a) [tex]-x^4+2x^3+2x^2-2x+3=0[/tex]
b)[tex]x^3+\sqrt{3}x^2-7x+\sqrt{3}=0[/tex]
Cảm ơn !


Tiêu đề: Trả lời: Phương Trình Bậc 3, Bậc 4 không có nghiệm vô tỷ !
Gửi bởi: Hồng Nhung trong 11:12:13 am Ngày 27 Tháng Mười, 2012
Chị thắc mắc hình như ngudiem111 là sinh viên rồi phải ko? Ko biết em cần giải mấy phương trình toán này với mục đích gì? Nhưng chị bày cho em cách nè, em dùng phần mềm toán học bất kì, Mathematica chẳng hạn, đưa phương trình vào giải tìm nghiệm. Từ nghiệm tìm được, nếu em cần phân tích thành tích các thành phần để hướng dẫn cho học sinh thì cũng dễ dàng hơn.

Hồi xưa chị cũng dốt lắm, toàn đi cặm cụi tính mấy cái phương trình rồi tích phân loằng ngoằng, bây giờ thì hiểu là nên nhờ cái máy nó tính hộ kẻo nghiên cứu nhiều nó tẩu hỏa mất.  :D :D :D


Tiêu đề: Trả lời: Phương Trình Bậc 3, Bậc 4 không có nghiệm vô tỷ !
Gửi bởi: ngudiem111 trong 05:27:44 pm Ngày 27 Tháng Mười, 2012
Chị thắc mắc hình như ngudiem111 là sinh viên rồi phải ko? Ko biết em cần giải mấy phương trình toán này với mục đích gì? Nhưng chị bày cho em cách nè, em dùng phần mềm toán học bất kì, Mathematica chẳng hạn, đưa phương trình vào giải tìm nghiệm. Từ nghiệm tìm được, nếu em cần phân tích thành tích các thành phần để hướng dẫn cho học sinh thì cũng dễ dàng hơn.

Hồi xưa chị cũng dốt lắm, toàn đi cặm cụi tính mấy cái phương trình rồi tích phân loằng ngoằng, bây giờ thì hiểu là nên nhờ cái máy nó tính hộ kẻo nghiên cứu nhiều nó tẩu hỏa mất.  :D :D :D
Thank. Dạng này có giải rồi, nhưng áp dụng vào bài trên mình không nhẩm được. Hỏi xem ai có tài liệu thì chia sẻ với.


Tiêu đề: Trả lời: Phương Trình Bậc 3, Bậc 4 không có nghiệm vô tỷ !
Gửi bởi: Alexman113 trong 02:41:32 pm Ngày 28 Tháng Mười, 2012
b)[tex]x^3+\sqrt{3}x^2-7x+\sqrt{3}=0[/tex]
Bài này chỉ việc nhẩm nghiệm rồi phân tích thành nhân tử thôi ạ.  :D
PT [tex] \Leftrightarrow (x-\sqrt 3)(x^2+2\sqrt 3x-1)=0[/tex]
Đến đây chắc Ok rồi ạ.


Tiêu đề: Trả lời: Phương Trình Bậc 3, Bậc 4 không có nghiệm vô tỷ !
Gửi bởi: Alexman113 trong 02:43:10 pm Ngày 28 Tháng Mười, 2012
a) [tex]-x^4+2x^3+2x^2-2x+3=0[/tex]
Phương trình này nghiệm rất lẻ cả máy tính cũng bó tay ạ. Anh thảm khảo thêm ở đây (http://www.wolframalpha.com/input/?i=-x%5E4%2B2x%5E3%2B2x%5E2-2x%2B3%3D0) nhé.


Tiêu đề: Trả lời: Phương Trình Bậc 3, Bậc 4 không có nghiệm vô tỷ !
Gửi bởi: ngudiem111 trong 03:34:40 pm Ngày 28 Tháng Mười, 2012
a) [tex]-x^4+2x^3+2x^2-2x+3=0[/tex]
Phương trình này nghiệm rất lẻ cả máy tính cũng bó tay ạ. Anh thảm khảo thêm ở đây (http://www.wolframalpha.com/input/?i=-x%5E4%2B2x%5E3%2B2x%5E2-2x%2B3%3D0) nhé.
Cảm ơn Alex nhé.
Thực ra ban đầu mình giải phương trình: 1+2cosx-sinx.cosx =0 đặt t theo tanx/2
Phương trình lượng giác này nhìn đơn giản vậy mà không tìm được. Mọi người giải giúp nhé!


Tiêu đề: Trả lời: Phương Trình Bậc 3, Bậc 4 không có nghiệm vô tỷ !
Gửi bởi: Alexman113 trong 08:26:42 pm Ngày 29 Tháng Mười, 2012
Cảm ơn Alex nhé.
Thực ra ban đầu mình giải phương trình: 1+2cosx-sinx.cosx =0 đặt t theo tanx/2
Phương trình lượng giác này nhìn đơn giản vậy mà không tìm được. Mọi người giải giúp nhé!
Giải phương trình:
[tex]1+2\cos x-\sin x \cos x=0[/tex]

Đặt [tex]t = \tan \dfrac{x}{2} \implies \begin{cases}\sin x=\dfrac{2t}{1+t^2} \\\cos x=\dfrac{1-t^2}{1+t^2} \end{cases}[/tex]
PT đã cho tương đương với
     [tex]\displaystyle{1+2.\dfrac{1-t^2}{1+t^2}+\dfrac{2t}{1+t^2}.\dfrac{1-t^2}{1+t^2}}=0[/tex]
[tex]\Leftrightarrow \left(1+t^2\right)^2+2\left(1-t^4\right)+2t\left(1-t^2\right)=0[/tex]
[tex]\Leftrightarrow t^4+2t^3-2t^2-2t-3=0[/tex]
[tex]\Leftrightarrow t^4+2t^3+t^2=3t^2+2t+3[/tex]
[tex]\Leftrightarrow \left[ {t\left(t+1\right)} \right]^2=3t^2+2t+3[/tex]
Ta thêm vào tham số [tex]a[/tex] như sau,
[tex]\Leftrightarrow \left[ {t\left(t+1\right)} \right]^2+2a.t\left(t+1\right)+a^2=\left(3+2a\right)t^2+2\left(a+1\right)t+a^2+3[/tex]
[tex]\Leftrightarrow \left(t^2+t+a\right)^2=\left(3+2a\right)t^2+2\left(a+1\right)t+a^2+3         (*)[/tex]
Đặt [tex]f\left(a\right)=\left(3+2a\right)t^2+2\left(a+1\right)t+a^2+3[/tex]. Bây giờ giả sử [tex]a[/tex] là số thỏa mãn
[tex]\Delta'_f=\left(a+1\right)^2-\left(3+2a\right)\left(a^2+3\right)=0\Leftrightarrow a^3+a^2+2a+4=0\,\,\,\,\,(**)[/tex]
Khi đó vế phải của PT [tex](*)[/tex] có nghiệm duy nhất [tex]t=-\dfrac{a+1}{3+2a}[/tex]. Và lúc đó
[tex]\Leftrightarrow \left(t^2+t+a\right)^2=\left(3+2a\right)\left (t+\dfrac{a+1}{3+2a} \right )^2\,\,\,\,\,\,\,\,(***)[/tex]
Chú ý rằng ràng buộc [tex](**)[/tex] là ràng buộc có nghĩa vì PT bậc [tex]3[/tex] luôn có nghiệm, và nghiệm này được chọn thỏa mãn [tex]3+2a>0[/tex].
Như vậy từ [tex](***)[/tex] ta thu được hai PT bậc hai và có thể giải tiếp được. [tex]\blacksquare[/tex]

Nhưng thực chất đây là bài toán giải phương trình đại số bậc 4 thôi anh nhưng như em đã nói trên là nghiệm như vậy thì bó tay rồi ạ.