Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: VictorHuyga trong 11:17:26 pm Ngày 26 Tháng Mười, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=12562



Tiêu đề: Giao thoa sóng nước?
Gửi bởi: VictorHuyga trong 11:17:26 pm Ngày 26 Tháng Mười, 2012
       Mình có câu hỏi băn khoăn: Hiện tượng giao thoa sóng nước, khi giải bài tập tính số điểm dao động cực đại trên đoạn thẳng nối hai nguồn S1S2, ta sẽ gặp trường hợp hai nguồn trùng với vị trí hai điểm dao động cực đại. Câu hỏi đặt ra là có tính hai điểm này không? Nếu tính thì hai nguồn dao động như thế nào? dao động với biên độ là 2A hay là 1A?
       Chân thành cảm ơn các bạn!


Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa sóng nước?
Gửi bởi: Đình Ngọc trong 12:24:06 am Ngày 27 Tháng Mười, 2012
Ak. không đâu c ak. do 2 nguồn là hai nguồn dao động cưỡng bức cho mặt nước sẽ không thay đổi ở vị trí 2 nguồn. tính số điểm dao động cực đại sẽ trừ 2 nguồn


Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa sóng nước?
Gửi bởi: Phạm Đoàn trong 02:18:40 am Ngày 27 Tháng Mười, 2012
* khi tính toán số điểm dao động với biên độ cực đại hoặc số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn thẳng nối hai nguồn thì ta không tính hai nguồn do hai nguồn sóng là hai điểm đặc biệt không phải điểm dao động với biên độ cực đại và cũng không phải điểm dao động cực tiểu.
Ta đưa ra nhận xét đó là do các yếu tố sau:
1. Các sóng cơ học có thể lan truyền trong các môi trường vật chất đó là do giữa các phần tử vật chất có liên kết đàn hồi với nhau.
Giả sử trên mặt nước có một nguồn sóng được hình thành do một một vật dao động điều hòa trên mặt nước. khi đó tất cả các phần tử vật chất có sóng truyền qua đều dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng với phương trình: [tex]u=Acos(\omega t+\varphi )[/tex]
trong quá trình chất điểm dao động thì nó sẽ chịu tác dụng của lực liên kết đàn hồi F do tất cả các phần tử lân cận sinh ra. lực này cũng tương tự như lực đàn hồi trong dao động của CLLX ta có: [tex]F=-ku[/tex]

2. Xét hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 có cùng phương trình sóng [tex]u=u_{S_{1}}=u_{S_{1}}=Acos\omega t[/tex]
ta thấy đối với nguồn sóng S2 thì nguồn S1 cũng chỉ là một phần tử môi trường trên phương truyền sóng, do đó khi có sóng do S2 truyền đến thì S1 dao động điều hòa với phương trình: [tex]u_{21}=Acos(\omega t+\varphi )[/tex]
suy ra nguồn S1 sẽ chịu tác dụng của lực liên kết đàn hồi với các phần tử môi trường lân cận. lực này có dạng: [tex]F=-k_{0}u_{21}[/tex]
với k0 là hệ số phụ thuộc vào liên kết mạnh hay yếu (dính ướt) của môi trường và nguồn S1.
      Mặt khác nguồn S1 còn thực hiện dao động riêng do gắn với cần rung (cần rung thường được gắn với động cơ, với loa...). Hệ thống cần rung và 2 nguồn khi dao động có động lượng P.
      Thông thường lực liên kết đàn hồi của môi trường nươc với nguồn S1 là nhỏ nên lực này sẽ không làm thay đổi nhiều động lượng P của hệ cần rung và nguồn không nhiều.

Tóm lại khi có hiện tượng giao thoa sóng nước thì biên độ dao động của nguồn sẽ thay đổi nhưng sự thay đổi này là không lớn.







Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa sóng nước?
Gửi bởi: VictorHuyga trong 07:48:09 am Ngày 27 Tháng Mười, 2012
Cảm ơn câu trả lời của bạn Phạm Đoàn, nhưng bạn hơi lạc chủ đề thì phải. Câu hỏi của mình ở đây là khi gặp trường hợp trên thì ta có tính hai nguồn là hai điểm cực đại không? Mình lấy 1 bài ví dụ nhé.
VD: Cho hai nguồn sóng kết hợp ngược pha nhau, cách nhau 1 khoảng 10 cm. Biến rằng hai nút sóng gần nhau nhất trên đoạn thẳng nối hai nguồn là 4cm. Hãy xác định số điểm dao động cực đại trên đoạn thẳng nối hai nguồn?
A. 8             B. 6                 C. 4                 D. 2
Chân thành cảm ơn các bạn!


Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa sóng nước?
Gửi bởi: Phạm Đoàn trong 01:22:09 pm Ngày 27 Tháng Mười, 2012
Ngay phần 1. Đoàn Phạm đã khẳng định là trong bất kỳ trường hợp nào thì hai nguồn sóng cũng không thể là điểm dao động với biên độ cực đại hoặc cực tiểu được. tức là nếu "VictorHuyga " định sử dụng phương pháp giải bất phương trình để tìm số cực đại, số cực tiểu trên đoạn thẳng nối 2 nguồn thì ta không lấy dấu "=" trong bất phương trình.
Ta tính số cực điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng nối 2 nguồn trong 3 trường hợp
+ nếu hai nguồn sóng kết hợp cùng pha thì ta giải bất phương trình: -S1S2< k[tex]\lambda[/tex]<S1S2. là số cực đại cần tìm.
+ trường hợp hai nguồn kết hợp ngược pha ta giải BPT:[tex]-S_{1}S_{2}<(k + \frac{1}{2})\lambda <S_{1}S_{2}[/tex]
+ trường hợp tổng quát hai nguồn sóng lệch pha thì ta giải BPT: [tex]-S_{1}S_{2}<(k+\frac{\Delta \varphi }{2\pi })\lambda <S_{1}S_{2}[/tex]
trong đó:[tex]\Delta \varphi[/tex] là pha ban đầu của 2 nguồn.

PS: trong ví dụ VictorHuyga nêu ra hình như ý tác giả muốn nói khoảng cách giữa hai điểm dao động với biên độ cực tiểu liên tiếp trên đoạn thẳng nối 2 nguồn là 2cm.
Một điều nữa là theo Đoàn Phạm thì VictorHuyga không được sử dụng từ "nút sóng" trong bài này vì các từ này chỉ dùng cho sóng dừng là trường hợp đặc biệt của giao thoa sóng.



Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa sóng nước?
Gửi bởi: Quang Dương trong 02:46:58 pm Ngày 27 Tháng Mười, 2012
       Mình có câu hỏi băn khoăn: Hiện tượng giao thoa sóng nước, khi giải bài tập tính số điểm dao động cực đại trên đoạn thẳng nối hai nguồn S1S2, ta sẽ gặp trường hợp hai nguồn trùng với vị trí hai điểm dao động cực đại. Câu hỏi đặt ra là có tính hai điểm này không? Nếu tính thì hai nguồn dao động như thế nào? dao động với biên độ là 2A hay là 1A?
       Chân thành cảm ơn các bạn!

Em xem : http://thuvienvatly.com/download/18785


Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa sóng nước?
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:54:56 am Ngày 28 Tháng Mười, 2012
       Mình có câu hỏi băn khoăn: Hiện tượng giao thoa sóng nước, khi giải bài tập tính số điểm dao động cực đại trên đoạn thẳng nối hai nguồn S1S2, ta sẽ gặp trường hợp hai nguồn trùng với vị trí hai điểm dao động cực đại. Câu hỏi đặt ra là có tính hai điểm này không? Nếu tính thì hai nguồn dao động như thế nào? dao động với biên độ là 2A hay là 1A?
       Chân thành cảm ơn các bạn!

Em xem : http://thuvienvatly.com/download/18785
Bài viết Thầy Dương lý luận rất chặt, tuy nhiên khi em làm TN ảo với phần mềm Crocodile luôn luôn có giao thoa bất chấp khoảng cách 2 nguồn, và đồng thời ngay tại vị trí đặt nguồn biên độ rất kỳ dị, giống như thầy trình bày trong bài viết, biên độ của nó còn lớn hơn cả các điểm cực đại? không biết vấn đề này như thế nào?


Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa sóng nước?
Gửi bởi: Quang Dương trong 07:26:22 am Ngày 31 Tháng Mười, 2012
       Mình có câu hỏi băn khoăn: Hiện tượng giao thoa sóng nước, khi giải bài tập tính số điểm dao động cực đại trên đoạn thẳng nối hai nguồn S1S2, ta sẽ gặp trường hợp hai nguồn trùng với vị trí hai điểm dao động cực đại. Câu hỏi đặt ra là có tính hai điểm này không? Nếu tính thì hai nguồn dao động như thế nào? dao động với biên độ là 2A hay là 1A?
       Chân thành cảm ơn các bạn!

Em xem : http://thuvienvatly.com/download/18785
Bài viết Thầy Dương lý luận rất chặt, tuy nhiên khi em làm TN ảo với phần mềm Crocodile luôn luôn có giao thoa bất chấp khoảng cách 2 nguồn, và đồng thời ngay tại vị trí đặt nguồn biên độ rất kỳ dị, giống như thầy trình bày trong bài viết, biên độ của nó còn lớn hơn cả các điểm cực đại? không biết vấn đề này như thế nào?

Chắc có lẽ phần mềm này viết trên cơ sở không xét sự phản xạ sóng tại các nguồn mà chỉ dựa vào phương trình tổng hợp của hai sóng từ hai nguồn !


Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa sóng nước?
Gửi bởi: qdungna trong 09:25:00 pm Ngày 07 Tháng Mười, 2016
neus cần thi ll voi minh. loai bai nay minh rat sanh