Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Nguyễn Hoàng Thành trong 03:56:23 am Ngày 19 Tháng Mười, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=12465



Tiêu đề: Bài tập thay đổi tần số dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: Nguyễn Hoàng Thành trong 03:56:23 am Ngày 19 Tháng Mười, 2012
Nhờ thầy cô và các bạn giúp đỡ bài tập này:
 Cho mạch R,L,C mắc nối tiếp và mắc vào mạng điện xoay chiều có f biến đổi. Khi f = 50Hz thì [tex]Z_L[/tex] = 100 [tex]\Omega[/tex]. [tex]Z_C = 120 \Omega[/tex]. Nếu tăng tần số từ 50 Hz đến 100HZ thì công suất của mạch đó?
A.Lúc đầu tăng sau đó giảm
B. Lúc đầu giảm sau đó tăng
C. Tăng.
D. Giảm
 
dạ ! các thầy có thể giải bằng 2 cách cơ bản và tính nhanh được không ạ




Tiêu đề: Trả lời: Bài tập thay đổi tần số dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: lam9201 trong 06:34:39 am Ngày 19 Tháng Mười, 2012
Cho mạch R,L,C mắc nối tiếp và mắc vào mạng điện xoay chiều có f biến đổi. Khi f = 50Hz thì [tex]Z_L[/tex] = 100 [tex]\Omega[/tex]. [tex]Z_C = 120 \Omega[/tex]. Nếu tăng tần số từ 50 Hz đến 100HZ thì công suất của mạch đó?
A.Lúc đầu tăng sau đó giảm
B. Lúc đầu giảm sau đó tăng
C. Tăng.
D. Giảm
Ta có  [tex]Z_{L}<Z_{C}\Rightarrow \omega ^{2}LC < 1[/tex]
vậy khi f tăng thì P tăng lên rồi giảm.(ĐA : A)



Tiêu đề: Trả lời: Bài tập thay đổi tần số dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: Nguyễn Hoàng Thành trong 11:39:03 am Ngày 19 Tháng Mười, 2012
CẢm ơn bạn nhưng mình không hiểu gì hết, nếu vậy đề cho "tần số từ 50 Hz đến 100HZ " để làm gì và nhỡ đâu nó có liên quan đến cách tính thì sao  :-\


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập thay đổi tần số dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 03:21:19 pm Ngày 19 Tháng Mười, 2012
Nhờ thầy cô và các bạn giúp đỡ bài tập này:
 Cho mạch R,L,C mắc nối tiếp và mắc vào mạng điện xoay chiều có f biến đổi. Khi f = 50Hz thì [tex]Z_L[/tex] = 100 [tex]\Omega[/tex]. [tex]Z_C = 120 \Omega[/tex]. Nếu tăng tần số từ 50 Hz đến 100HZ thì công suất của mạch đó?
A.Lúc đầu tăng sau đó giảm
B. Lúc đầu giảm sau đó tăng
C. Tăng.
D. Giảm

Ứng với f=50Hz thì [tex]Z_L=100\Omega=2\pi fL ;Z_C=120\Omega=\frac{1}{2\pi fC} =>1,2=\frac{1}{2\pi.2\pi.f^2 .LC }[/tex]

=> tần số cộng hưởng là [tex]f_0=\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}=54,77HZ[/tex]

Tần số tăng từ 50->54,77Hz thì công suất tăng dần đến cực đại, từ 54,77->100Hz thì công suất giảm.
ĐA: A


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập thay đổi tần số dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: Nguyễn Hoàng Thành trong 03:34:38 am Ngày 20 Tháng Mười, 2012
Aha vậy là nếu giảm f từ 100Hz xuống 50Hz thì công suất cũng tăng dần đến cực đại rồi lại giảm phải không thầy.
Như vậy nếu thay đổi tần số thì không có chuyện công suất giảm sau đó tăng đâu thầy nhỉ  *-:)


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập thay đổi tần số dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 10:24:08 am Ngày 20 Tháng Mười, 2012
Aha vậy là nếu giảm f từ 100Hz xuống 50Hz thì công suất cũng tăng dần đến cực đại rồi lại giảm phải không thầy.
Như vậy nếu thay đổi tần số thì không có chuyện công suất giảm sau đó tăng đâu thầy nhỉ  *-:)

Đúng rồi, mình hãy xem tần số đó tiến lại gần hay ra xa [tex]f_0[/tex] thì sẽ kết luận được chính xác. Bạn vẽ đồ thị ra sẽ thấy rõ hơn. Trục nằm ngang là f, trục thẳng đứng là P, ngay chỗ [tex]f_0[/tex] là Pmax.



Tiêu đề: Trả lời: Bài tập thay đổi tần số dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: Nguyễn Hoàng Thành trong 01:04:24 pm Ngày 20 Tháng Mười, 2012
Vậy đồ thi như thế này, có cần phần bên dưới không thầy


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập thay đổi tần số dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 03:17:04 pm Ngày 20 Tháng Mười, 2012
Cái này đâu gọi là đồ thị, là vecto quay mà.


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập thay đổi tần số dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: Nguyễn Hoàng Thành trong 10:58:57 pm Ngày 22 Tháng Mười, 2012
Vậy vẽ như thế nào ạ


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập thay đổi tần số dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: Nguyễn Hoàng Thành trong 05:13:39 pm Ngày 29 Tháng Mười, 2012
hic sao thầy không chỉ em


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập thay đổi tần số dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 08:16:06 pm Ngày 29 Tháng Mười, 2012
hic sao thầy không chỉ em

[tex]P=RI^2=\frac{RU^2}{R^2+(2\pi fL-\frac{1}{2\pi fC})^2}[/tex]
khi f=0 => P=0
f-> vô cùng thì P -> 0

[tex]f=f_0=\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}[/tex] => P =Pmax : cộng hưởng

Chọn trục nằm ngang là trục f, trục thẳng đứng là trục P. Với ba giá trị trên thì bạn tự vẽ ra hén.